Chính phủ Úc tuyên bố kết hôn giả để được visa Úc sẽ bị tước bỏ quyền lợi công dân

Những cặp đôi kết hôn giả nhằm có được một tấm Visa đến Úc, sau đó ly hôn và nhận tiền trợ cấp độc thân sẽ bị chính phủ tước bỏ quyền lợi công dân Úc, đây được xem là một phần của kế hoạch ngăn chặn kết hôn giả trên toàn quốc gia sẽ được công bố bởi Chính phủ Liên bang vào ngày hôm nay. 

Sau khi công bố thành lập một đội đặc nhiệm chuyên săn lùng những người lừa đảo tiền Centrelink, Chính phủ Liên bang ngày hôm nay cũng sẽ công bố những chính sách mới nhằm ngăn chặn việc kết hôn giả để bảo lãnh người đến Úc.

Hiện nay, có hàng ngàn người tuyên bố cưới vợ nước ngoài và bão lãnh họ qua Úc nhưng sau đó lại xin tiền trợ cấp độc thân vì cả hai đã ly thân.

Theo báo Daily Telegraph, người đóng thuế đã bị ‘vắt sữa’ gần 133 triệu AUD vào năm ngoái để cung ứng cho các khoảng phúc lợi mà hầu hết đều là những phi vụ lừa đảo kết hôn giả.

Bộ trưởng Di trú Peter Dutton và Bộ trưởng Nhân Sinh Marise Payne ngày hôm nay sẽ công bố một hệ thống phân tích dữ liệu mới đối với những cặp vợ chồng, những người tuyên bố đang trong tình trạng kết hôn hoặc trong một mối quan hệ nghiêm túc nhưng lại cung cấp thông tin trái ngược cho cái cơ quan hành chính khác nhau.

Cặp vợ chồng hợp pháp, đang sống hạnh phục với nhau, nhưng tuyên bố đã chia tay để họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ các khoản phúc lợi riêng biệt cũng sẽ là mục tiêu điều tra.

Những người bị phát hiện có những hành vi gian dối sẽ có nguy cơ bị mất đi tấm visa, bị ép buộc phải trả lại những khoảng tiền trợ cấp và bị truy tố trách nhiệm hình sự. 
Ông Dutton nói những visa  có được thông qua các mối quan hệ hôn nhân giả đã lấy đi một khoản tiền đáng kể từ người đóng thuế và làm những công dân chân chính mất đi một vị trí xứng đáng trong cộng đồng Úc.

Peter Dutton, Bộ trưởng Bộ Di Trú và Bảo vệ Biên giới. Ảnh: Liam Kidston.

Thượng nghị sĩ Payne cho biết một số cặp vợ chồng hợp pháp đã tính toán về mặt tài chính rằng tốt hơn hết là họ nên tuyên bố chia tay nhau, tuy nhiên vẫn giữ mối quan hệ vợ chồng.

“Những người nhận trợ cấp Centrelink và cố tình không kê khai chính xác tình trạng về mối quan hệ của họ cho Bộ Dịch Vụ Nhân Sinh chính là vi phạm luật pháp, ” bà nói.

“Chính phủ cam kết bảo vệ tiền của người đóng thuế và sự toàn vẹn của hệ thống an sinh xã hội Úc bằng cách đảm bảo người cần trợ cấp thực sự sẽ nhận được đúng khoảng trợ cấp ấy và tại đúng thời điểm thích hợp.”

Thông báo này được đưa ra sau khi chính phủ ngày hôm qua đã xác nhận một sĩ quan cấp cao của Cảnh sát Liên bang Úc  sẽ được chỉ định đứng đầu một đội đặc nhiệm chống gian lận phúc lợi.

Năm ngoái, chính phủ đã đưa ra chính sách đối phó với những người lừa đảo tiền trợ cấp khuyết tật (Disability Support Pension) trị giá đến 16 tỷ AUD, yêu cầu những người xin trợ cấp phải được kiểm tra bởi một bác sĩ được chỉ định bởi chính phủ và xem xét người đấy có đủ yêu cầu nhận trợ cấp hay không.

Thủ tướng Tony Abbott cũng cho biết chính phủ đã cam kết ngăn chặn tình trạng lừa đảo phúc lợi hiện đang hoành hành ở Úc.

Được biết, 8 trong số 10 người đóng thuế Úc là cần thiết chỉ để cung ứng cho tiềng trợ cấp quốc gia. Hệ thống phân tích dữ liệu visa của những cặp đôi sẽ được đi vào hoạt động vào tháng sau và bước đầu sẽ hoạt động trong vòng 1 năm.

Hoàng Dung / Vietucnews

Chính phủ Úc sẽ áp dụng thử nghiệm visa 3 năm cho người Việt đi du lịch Úc

Visa du lịch Úc nhập cảnh nhiều lần trong 3 năm cho người Việt nằm trong những loại visa mới mà chính phủ sẽ áp dụng để mời gọi khách du lịch và nhà đầu tư đến Úc.

Mời gọi khách đến du lịch Úc

Trong Ngân sách Liên bang 2016-17 vừa công bố đêm 3/5, chính phủ Úc cho biết sẽ áp dụng thử nghiệm nhiều loại visa mới trong những thị trường quan trọng để mời gọi khách đến du lịch Úc và nhà đầu tư.

Cụ thể là đưa ra hình thức visa du lịch nhập cảnh nhiều lần trong 3 năm (three-year multiple entry visa) dành cho công dân của những quốc gia có nguy cơ thấp về di trú, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, và Chile.

Ngoài ra còn dịch vụ cấp visa nhanh mà người nộp trả thêm tiền (user-pays fast-track visa service) đưa ra cho Ấn Độ và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Ước tính thay đổi này trong visa du lịch sẽ mang về số tiền $1,5 triệu đô la cho ngân sách chính phủ trong 4 năm, kể từ năm tài khóa 2016-17.

Chính phủ cho biết đây là chiến lược được xây dựng từ ‘Our North, Our Future – business, trade, and investment gateway’, trong bản phúc trình Kinh tế tài chánh giữa kỳ MYEFO 2015-16 công bố cuối năm vừa rồi, và Trung Quốc đã là quốc gia đầu tiên thử nghiệm hình thức cấp visa nhanh người nộp trả thêm tiền dịch vụ.

Chính phủ cũng cho biết cùng với những cải tổ khác trong vấn đề visa sẽ tiết kiệm được cho ngân sách số tiền $180 triệu đô la trong 3 năm từ 2017-18, bằng cách cải thiện quy trình xét duyệt visa tự động, cung cấp tùy chọn tự phục vụ, và khả năng duyệt xét tinh tế hơn.

Nguồn: SBS

Từ 1/7 Úc bắt đầu nhận thanh niên Việt Nam tới du lịch và làm việc

Hàng năm, Úc sẽ cấp tối đa 200 thị thực (visa)cho công dân Việt Nam lưu trú để du lịch Úc nhưng được tìm việc làm hợp pháp với mức lương cao tại Úc trong thời gian tối đa 12 tháng.

Đây là một trong những nội dung của Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Úc về Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ. Dự kiến chương trình sẽ được triển khai từ ngày 1/7.

Để được tham gia vào chương trình này, công dân Việt Nam phải đáp ứng một số điều kiện về sức khỏe, khả năng tài chính, trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, nhân thân và được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giới thiệu.

Theo quy định của chính phủ Úc, công dân Việt Nam cũng như công dân các quốc gia khác đã ký thỏa thuận hợp tác với Úc trong chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể: Có nguyện vọng làm việc kết hợp kỳ nghỉ ở Úc trong thời hạn một năm, trong độ tuổi từ 18 đến 30, có hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực, không có con cái ở cùng trong thời gian làm việc kết hợp kỳ nghỉ tại Úc.

Đặc biệt, người lao động phải có năng lực tài chính đủ để trang trải cho các chi phí của bản thân trong thời gian làm việc kết hợp kỳ nghỉ tại Úc (khoảng 5.000 AUD, tương đương 85 triệu đồng)

Theo bản thỏa thuận, người mang thị thực chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ được phép sử dụng thị thực này để xuất cảnh và nhập cảnh nhiều lần trong thời gian lưu trú 12 tháng. Tuy nhiên, người mang thị thực này phải chấp hành pháp luật, quy định của bên tiếp nhận và không được làm những công việc trái với mục đích nhập cảnh, không được làm việc toàn bộ 12 tháng trong kỳ nghỉ.

Mục đích chủ yếu của việc lưu trú theo loại thị thực này là đi nghỉ nhưng tìm được việc làm, không được làm việc cho một chủ sử dụng lao động quá sáu tháng và không được tham gia khóa học tập hoặc đào tạo có thời hạn quá bốn tháng.

Công dân Việt Nam tham gia chương trình này có thể học tập từ phía Úc kinh nghiệm làm việc, cách thức sản xuất kinh doanh, quản trị nhân lực…

Ngoài Việt Nam, Úc đã có các thỏa thuận tương tự với Israel, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ba Lan, Argentina, Bangladesh, Chile, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Uruguay.

Hiện nay, lương tối thiểu đối với lao động nước ngoài tại Úc là 54.000 AUD/người/năm (khoảng 900 triệu đồng/người/năm). Úc đang thiếu lao động trong nhiều ngành nghề như: Thợ làm bánh, đầu bếp, thợ hàn, điện, cơ khí, khai thác mỏ, lĩnh vực y khoa…

Nguồn: Vietnamplus

Australia mạnh tay xử lý tình trạng người nước ngoài mua nhà trái phép

Chính phủ Australia tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn đối với các vụ người nước ngoài mua nhà đất sai quy định. Theo đó, các BĐS do người nước ngoài mua trái phép sẽ bị buộc phải bán lại.
Theo tin từ Reuters, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu sự bất mãn của người dân Australia về tình trạng thiếu nhà giá rẻ, chính phủ nước này vừa thể hiện quyết tâm xử lý các vụ người nước ngoài mua nhà trái phép – đối tượng được coi là nguyên nhân chính khiến giá nhà ngày càng tăng cao.
Mới đây, chính phủ Australia đã công bố thêm 15 vụ mua bán BĐS sai quy định và yêu cầu những chủ sở hữu là người nước ngoài phải bán lại các BĐS này. Theo thống kê của chính phủ, tổng số BĐS trái phép bị buộc phải bán lại hiện đã lên tới 61, với tổng trị giá là 80 triệu USD.

Được biết, chủ sở hữu hiện tại của 15 BĐS nêu trên là công dân các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Iran, Đức và Anh.

Theo quy định của Australia, người nước ngoài nếu muốn mua BĐS tại nước này, trước tiên phải được sự chấp thuận của Ban quản lý đầu tư nước ngoài (FIRB).

Người nước ngoài được coi là một trong những nguyên nhân chính đẩy giá BĐS tại Australia ngày càng tăng cao. Theo Demographia, giá nhà tại Sydney hiện đã tăng gấp đôi so với năm 2009, khiến thành phố này trở thành thị trường BĐS đắt đỏ thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hong Kong.

Liên Hương
(Theo Nhịp sống thời đại)

Định Cư Úc: Lưu ý những thay đổi về luật di trú Úc sau 01/07/2017

Lệ phí visa tăng sau 01/07

Bộ di trú Úc đã ra thông báo vào ngày 9/5 vừa qua về việc thay đổi chi phí visa cho tất cả các loại visa. Những thay đổi này dựa trên chỉ số tiêu dung của Úc hiện nay. Tuy có thay đổi nhưng con sô cũng không mấy đáng kể.

Đối với visa vợ chồng, đầu năm 2015 bộ di trú tăng phí visa một cách đột ngột lên 30%. Nhưng tháng 7/2017 năm nay chi phí cho loại visa vợ chồng chỉ tăng từ $6850 lên $7000.

Các loại visa khác cũng tăng nhưng đó chỉ là con số nhỏ. Việc tăng chi phí visa vợ chồng cũng không có gì là bất hợp lý vì từ đầu năm 2015 đến nay chi phí này vẫn được giữ nguyên.

Chi phí dành cho visa cha mẹ Úc vẫn là một ẩn số. Tuy rằng chi phí phải đóng lần đầu tiên cho bộ di trú khi nộp visa cha mẹ 143, 173 chỉ tăng rất ít, nhưng hiện tại chưa có con số cụ thể số tiền phải đóng lần 2.

Liệu phí visa đóng lần 2 sẽ như cũ? Hay bộ di trú sẽ tăng lên 20% 30% hay 50%?

Điều này thì chưa ai có thể biết được vì bộ di trú không công bố chi phí lần 2 của visa cha mẹ trong đợt thông báo vừa qua. Vì vậy, Alo Úc và Đào Nguyễn tin rằng nộp visa trước tháng 7 dù sao vẫn có lợi hơn và đề phòng rủi ro tăng chi phí xảy ra.

Đối với visa 457 thì chi phí không tăng cao. Kể từ ngày 18/3/2018, loại visa 457 này sẽ được thay thế bằng một loại visa khác được gọi là Temporary Skill Shortage visa (TSS). Chi phí cho loại visa này sẽ được tính như sau:

  • Short-term stream is $1150 (không xin được PR)
  • Medium-term stream is $2400 (có thể xin PR)

Những thay đổi khác sau 01/07 đối với Visa lao động Úc

Có lẽ visa lao động chính là loại visa có nhiều thay đổi nhất trong thời gian vừa qua. Loại visa này sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi từ ngày 1/7 năm nay. Cụ thể như sau:

  • các đương đơn đang xem xét xin visa 186 theo dạng chuyển tiếp từ visa 457 sẽ phải có bằng IELTS 6.0 thay vì 5.0 như trước đây. Vì vậy, nếu bạn nào đang trong giai đoạn để xin 186 sau ngày 01/07 thì cần phải thi IELTS 6.0.
  • Việc thẩm định tay nghề sẽ là một yếu tố bắt buộc đối với đa số visa 457. Điều này đồng nghĩa với việc bộ di trú sẽ xét visa một cách chặt chẽ hơn. Những người không có kinh nghiệm thật sự sẽ rất khó để hoàn thành việc thẩm định tay nghề này.
  • Độ tuổi để nộp đơn xin visa 457, 186 và 187 sẽ giảm xuống còn 45 thay vì 50 như trước kia.
  • Việc miễn tiếng Anh sẽ bị bãi bỏ. Trước đây, nếu ai muốn miễn tiếng Anh thì cần chứng minh tiền lương mỗi năm là $96,400, nhưng kể từ ngày 1/7 thì mức lương này sẽ không còn được áp dụng và tiếng Anh sẽ là điều bắt buộc cho tất cả đương đơn.
  • Danh sách nghề sẽ được xem xét lại và công bố trước ngày 1/7. Điều này có nghĩa là một số ngành nghề sẽ tiếp tục bị loại bỏ. Vì vậy các bạn cần tranh thủ nộp visa vì chúng ta không thể biết được bộ di trú sẽ tiếp tục hủy bỏ những ngành nghề nào trong thời gian từ đây đến ngày 1/7.

Việc thay đổi của visa lao động gây ra nhiều sự khó khăn phức tạp cho người nhập cư. Alo Úc nhận được rất nhiều câu hỏi từ các bạn độc giả về vấn đề này. Vì lý do nhiều trường hợp khác nhau và mang tính chất phức tạp khác nhau, Alo Úc sẽ có một buổi live stream với chị Đào Nguyễn để trả lời tất cả thắc mắc của các bạn độc giả một cách rõ ràng hơn. Những thông tin trên mang tính chất chung để thâm khảo.

Những đồn đoán xung quanh việc bãi bỏ visa cha mẹ 143, 173 là hoàn toàn không đúng. Cho đến nay bộ di trú vẫn chưa ra quyết định bỏ hai loại visa này. Chúng tôi sẽ update khi có thông tin mới từ bộ di trú.

Visa cha mẹ tạm thời sẽ được ra mắt vào tháng 11 năm nay. Hiện tại, bộ di trú dự định sẽ cấp 15,000 visa cha mẹ tạm thời hằng năm. Visa này sẽ cho phép cha mẹ của bạn ở Úc từ 3 đến 5 năm và có thể gia hạn ở ngoài nước Úc đến mười năm. Tuy nhiên, những người nộp đơn xin visa này sẽ phải chịu trách nhiệm về việc mua bảo hiểm sức khỏe và không được hưởng quyền lợi Medicare từ chính phủ. Visa cha mẹ tạm thời 3 năm có giá là $3000 và visa 5 năm có giá là $10,000. Hiện tại chưa có thông tin chính thức về việc visa cha mẹ có được phép đi làm hay không. Chúng tôi sẽ thông báo cụ thể khi có thông tin chính xác từ bộ di trú.

Visa vợ chồng Úc

Bộ di trú vẫn quyết tâm thay đổi việc xét duyệt visa vợ chồng. Tuy rằng chưa có thông báo chính thức, nhưng động thái của bộ di trú từ việc đệ trình luật dự thảo lên Quốc Hội Úc 2 lần, tháng 3/2016 và tháng 9/2016 cho thấy bộ di trú thật sự quyết tâm thay đổi loại visa này. Đào Nguyễn rất quan tâm đến visa vợ chồng và quan sát rất kỹ những động thái của di trú đối với visa này. Hiện nay 1 bên của Quốc Hội đã thông qua luật dự thảo này. Bên còn lại của Quốc Hội sẽ tiếp tục thông qua thì chỉ là chuyện sớm muộn. Và như trong bản luật sự thảo, nếu được thông qua thì tháng 7 này luật mới sẽ có hiệu lực.

Theo Quỳnh Thư/ Báo Alo Úc

Định Cư Úc: Kể từ năm 2017 sẽ bị thu hồi Visa nếu vi phạm pháp luật

Chính phủ đang xem xét việc thu hồi Visa định cư Úc với những người vi phạm pháp luật hoặc tham gia các băng đảng tội phạm.

Công bố mới nhất được ông Peter Dutton phát biểu trên đài ABC theo một phiên chất vấn được tiến hành trong bối cảnh quá nhiều chỉ trích đối với chính sách nhập cư của cựu thủ tướng Malcolm Fraser. Tổng trưởng di trú Úc Perter Dutton khẳng định cựu Thủ tướng đã sai lầm trong việc cấp visa định cư Úc bừa bãi và tiếp nhận người tị nạn.

Ủy ban thường vụ Di trú Úc sẽ xem xét quy trình cấp Visa định cư Úc cho người nhập cư, cung cấp dịch vụ hỗ trợ khi họ đến Úc và có thể sẽ thu hồi Visa định cư Úc trong trường hợp người nhập cư có liên quan đến các băng nhóm tội phạm hoặc vi phạm pháp luật.

Nghị sĩ Đảng tự do, ông Jason Wood, người yêu cầu tổ chức phiên chất vấn đã cho biết ông từng vận động Thủ tướng đương nhiệm Malcolm Turnbull và tổng trưởng Di trú Peter Dutton tiến hành phiên chất vấn về thu hồi Visa định cư Úc. Lý do bởi vì có quá nhiều quan ngại liên quan đến các băng nhóm tội phạm ở Melbourne, Victoria Úc.

Ông Jason Wood phát biểu:” Có quá nhiều người trẻ tuổi đang giữ Visa định cư Úc liên quan tới những vụ phạm tội nghiêm trọng, chẳng hạn như băng nhóm Apex. Nếu chúng ta không giải quyết dứt điểm tình trạng này, những người trẻ tuổi sẽ kết thúc cuộc đời của họ trong các nhà tù dành cho người lớn hoặc họ sẽ trở nên cực đoan và rất bạo lực”.

Ông Wood cho rằng cần có chính sách thu hồi visa định cư Úc của những người này. Bởi đó là hình thức răn đe cho nhiều người khác. Ngoài ra ông còn quan ngại rằng bạo lực sẽ lan rộng ra những khu vực khác ở Úc ngoài Melbourne.

Dẫn lời ông Dutton, báo ABC cho biết những vấn đề tương tự liên quan đến Visa định cư Úc cho người tị nạn đã xuất hiện trong suốt thời kì ông Malcolm Fraser nắm quyền, những năm 1970 và 1980. Theo tổng trưởng Di trú Dutton, nước Úc đã tiếp nhận trên 200000 người nhập cư với visa định cư Úc từ các quốc gia châu Á, trong đó có tới 56000 người Việt Nam.

Tổng trưởng Di trú Petter Dutton phát biểu trên đài ABC về vấn đề thu hồi Visa định cư Úc của người phạm tội.
Tổng trưởng Di trú Peter Dutton chỉ trích:” Cựu thủ tướng Fraser đã phạm sai lầm và chúng ta cần phải tiến hành một phiên chất vấn để sửa đổi. Có thể chúng ta sẽ thu hồi một lượng lớn Visa định cư Úc trong năm tới”.

Nguồn: Mạnh Tùng – Nước Úc

Di Trú Úc: Australia thúc đẩy định cư tay nghề cao cho công dân Việt Nam

Khi được lựa chọn là “nhân lực chất lượng cao”, người lao động sẽ được phép mang theo gia đình, con cái dưới 21 tuổi và được hưởng chế độ phúc lợi xã hội của Australia.

Nhân lực có trình độ của Việt Nam sẽ có thêm cơ hội làm việc và định cư tại Australia do nước này đang mở rộng chương trình thu hút nhân lực chất lượng cao. Thông tin này vừa được công bố tại ngày hội Định cư và nghề nghiệp do Đại sứ quán Australia và Công ty tư vấn luật di trú ở Việt Nam tổ chức.

Năm 2017, diện cấp thị thực định cư sẽ được mở rộng sang nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giảng viên đại học, kiến trúc sư, kỹ sư nông nghiệp, chế biến thực phẩm, quản lý nhân sự…

Sau 4 năm 3 tháng định cư ở Australia, có thể được bảo lãnh cho bố, mẹ ruột sang sinh sống. Điều kiện xét hồ sơ là nhân lực phải có trình độ Cao đẳng trở lên, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký, điểm IELT đạt mức 7.0. Nhân lực sẽ trải qua một bài kiểm tra và được chọn lựa theo thang điểm từ cao đến thấp.

Theo thống kê từ Chính phủ Australia, bình quân mỗi năm có khoảng 190.000 người tới định cư ở Australia.

Định Cư Úc : Những việc cần chuẩn bị khi phỏng vấn với Bộ di trú Úc

Trước khi cấp thường trú, Bộ di trú Úc có thể gọi điện cho một số người nộp đơn để kiểm tra tính xác thực. Tiến trình phỏng vấn và nội dung phỏng vấn ra sao? Nhiều vợ chồng người Việt không vượt qua phần phỏng vấn vì giới hạn về tiếng Anh nên câu trả lời không trùng khớp. 

Bộ di trú, tùy theo hồ sơ, có quyền tiến hành phỏng vấn những người xin visa và những người bảo lãnh, bằng cách mời đến văn phòng của bộ di trú ( tòa lãnh sự ), hay đến tận nhà phỏng vấn, hay phỏng vấn qua điện thoại.

Khó có thể biết trước trường hợp nào là được phỏng vấn qua điện thoại. Tuy nhiên, những trường hợp được phỏng vấn qua điện thoại là những trường hợp hồ sơ có độ khả tín cao, và nhân viên bộ di trú chỉ cần hỏi thêm chút ít.

Tuy nhiên nếu trong khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại mà nhân viên bộ di trú lại phát sinh những ngờ vực, thì hồ sơ có thể bị bác.

Ví dụ có một phụ nữ bảo lãnh chồng qua nước Úc theo diện hôn phu hôn thê. Sau khi đến Úc hai người kết hôn đàng hoàng, nộp giấy hôn thú và đã được bộ di trú cấp visa 820 ( là visa hôn nhân tạm thời chờ hai năm để vào thường trú).

Khi sắp vào thường trú nhân viên của bộ di trú gọi điện thoại phỏng vấn người chồng trước, và sau đó phỏng vấn người vợ bằng điện thoại trong một lần khác sau đó.

Cả hai lần người gọi điện phỏng vấn không phải là người nói tiếng Việt, mà nói tiếng Anh. Trong khi đó trình độ tiếng Anh của hai vợ chồng này không tốt lắm. Họ trả lời bằng tiếng Anh khi được hỏi bằng tiếng Anh mà không thắc mắc gì cả. Cuối cùng hồ sơ xin thường trú bị từ chối với lý do hai vợ chồng trả lời không trùng khớp.

Việc này được đưa ra tòa. Trong hồ sơ đệ trình trước khi ra tòa, luật sư đã nêu rõ vấn đề là nhân viên bộ di trú tiến hành phỏng vấn bằng điện thoại mà không hề báo trước, và cũng không hề hỏi là những người được phỏng vấn có cần phiên dịch tiếng Việt hay không.

Tại phiên tòa kháng cáo có sự hiện diện của một phiên dịch người Việt, sau khi nghiên cứu tất cả những hồ sơ do luật sư đệ trình, tòa chỉ hỏi cả hai vợ chồng qua phiên dịch chưa đến 45 phút và công nhận họ là một cặp vợ chồng thật sự đang sống hạnh phúc với nhau.

Vì thế khi trả lời phỏng vấn bằng điện thoại với nhân viên của bộ di trú, điều quan trọng là người được phỏng vấn nên được bộ di trú thông báo trước về việc phỏng vấn qua điện thoại.

Đồng thời nếu trình độ tiếng Anh không vững, thì đừng bao giờ trả lời phỏng vấn qua điện thoại bằng tiếng Anh mà phải yêu cầu sự hiện diện của một thông dịch viên người Việt.

— Theo SBS —

Di Trúc Úc : Nước Úc sẽ có chính sách nhập cư mới

Các quan chức Úc đang hoàn thiện dần chính sách nhập cư tương lai của nước này với thông báo được dự tính đưa ra vào tháng sau và khả năng con số nhập cư sẽ không giảm.

Khi có thông báo, sẽ là mất hơn một năm để Chính phủ đưa ra quyết định về mức nhập cư kể từ khi có được báo cáo toàn diện về Nhập cư vào Úc từ Ủy ban Năng suất (Productivity Commission).

Báo cáo mới chỉ được công bố rộng rãi vào tháng 9 năm ngoái, nhưng vẫn chưa có động thái chính thức nào được đưa ra để đáp lại những kết luận và khuyến nghị của nó. Báo cáo đặc biệt phê phán cả Chính phủ tiểu bang và liên bang về việc cho phép nhập cư ồ ạt ở mức quá cao mà lại thất bại trong việc quy hoạch để đón những cư dân mới.

Trong vài tháng gần đây, đã có những chỉ trích cụ thể hơn về việc thiếu nhà mới được xây trong bối cảnh nhiều người đang bị đẩy ra khỏi thị trường nhà, đặc biệt ở những thành phố như Sydney và Melbourne, nơi mức nhập cư cao.

“Tỉ lệ nhập cư cao gây áp lực tăng dần lên đất đai và giá nhà ở các thành phố lớn nhất nước Úc. Những áp lực này càng trở nên trầm trọng bởi thất bại liên tục của chính quyền tiểu bang, các vùng lãnh thổ và địa phương trong việc thực thi các chính sách quy hoạch đô thị và phân vùng,” báo cáo nhận định.

Báo cáo cũng cho rằng nhập cư là một nguồn chủ yếu của tăng trưởng dân số, góp phần vào tắc nghẽn ở các thành phố lớn, nâng cao tầm quan trọng của quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng. Báo cáo cũng nói thêm rằng việc đầu tư đã thất bại.

Nhưng một trong các vấn đề ở đây là báo cáo không đưa ra một ý tưởng nào về mức độ nhập cư lý tưởng mà Úc nên duy trì, có lẽ đó là vấn đề mà các quan chức và chính trị gia cần tiếp tục “đau đầu”.

“Ủy ban thấy rằng không có mức độ nhập cư và dân số tối ưu nào,” báo cáo cho biết. Nhưng đồng thời nó cũng đưa ra một số khuyến nghị và nhận định nếu mức độ di cư trong lịch sử tiếp tục thì dân số Úc sẽ phát triển lên đến khoảng 40 triệu vào năm 2060.

Báo cáo cũng gợi ý rằng những người đến sống và làm việc nên được yêu cầu chứng tỏ năng lực tiếng Anh phù hợp, giới hạn độ tuổi cho công dân dài hạn xuống dưới 50 trừ những người có tay nghề cao, và Danh sách Nghề tay nghề cao cần trở thành căn cứ chính để quyết định những yêu cầu cho các visa tay nghề.

Bên cạnh đó báo cáo gợi ý các visa đầu tư nên được loại bỏ vì những lợi ích mà nền kinh tế nhận được từ các chương trình visa đầu tư quan trọng và cao cấp đều tương đối khiêm tốn, nên căn cứ để giữ lại chúng là “rất yếu”.

Báo cáo cho rằng phí visa là một nguồn doanh thu cần thiết và quan trọng nhưng hệ thống vẫn chưa rõ ràng và đang thiếu tính minh bạch, cần có một hệ thống tính phí chặt chẽ hơn với chế độ miễn giảm cho trẻ em.

“Dù tỉ lệ nhập cư tích cực sẽ mang đến những lợi ích dài hạn cho cộng đồng người Úc, nhưng những lợi ích này phụ thuộc rất lớn vào việc có một hệ thống thu hút người nhập cư trẻ và có năng lực, thích ứng với các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường, được trang bị thông tin bởi một quy trình chính sách tốt hơn,” báo cáo kết luận.

Phương Anh/VIET MAGAZINE (Theo australiaforum.com)

Du Học Úc : 3 Bước cơ bản cần biết trước khi xin Du Học Úc

Úc là một trong những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và được nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn du học. Để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình du học tại quốc gia này, các sinh viên cần lưu ý những bước sau đây.

Chọn trường và ngành học

Việc chọn trường, ngành học thường được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: sở thích, thế mạnh của bản thân, xu thế tuyển dụng, những ngành học được ưa thích, bạn bè giới thiệu, định hướng của gia đình, ngân sách, học bổng, vị trí và thứ hạng của trường…

Để chọn lựa trường và ngành học phù hợp, sinh viên có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các trung tâm tư vấn tuyển sinh du học uy tín. Nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc lựa chọn trường, các nhân viên tư vấn sẽ đưa ra khoảng ba lựa chọn sát với mục tiêu của học viên nhất. Sau đó họ sẽ phân tích những điểm mạnh của từng trường để giúp học viên đưa ra quyết định cuối cùng.

Hãy yêu cầu nhân viên tư vấn cung cấp cả những thông tin về khí hậu, con người, điều kiện sống, … của tỉnh bang mà trường bạn dự định theo học đang tọa lạc để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Megastudy với kinh nghiệm tư vấn du học nhiều năm sẽ hỗ trợ bạn chọn trường và ngành học một cách sáng suốt nhất.

Sau khi đã chọn được trường và ngành học phù hợp, sinh viên cần chú ý tới điều kiện tuyển sinh của nhà trường. Phần lớn đại học xét hồ sơ dựa trên học lực, trình độ tiếng Anh và khả năng tài chính của người học để đảm bảo học viên có thể tập trung vào việc học trong suốt thời gian ở Australia. Tại Australia, sinh viên có thể làm thêm không quá 40 giờ/hai tuần và toàn thời gian trong các kỳ nghỉ để trang trải thêm một số chi phí. Tuy nhiên, thu nhập từ việc làm thêm sẽ không được coi là nguồn thu nhập chính.

Chuẩn bị hồ sơ du học

Một bộ hồ sơ du học thông thường bao gồm hồ sơ nhân thân, hồ sơ học tập và hồ sơ tài chính. Tùy theo chính sách của từng quốc gia mà thành phần của hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau.

Hồ sơ nhân thân là hồ sơ thể hiện thông tin cá nhân của bạn và những người thân trong gia đình có liên quan mật thiết.

Với hồ sơ học tập, mỗi ngành học và mỗi trường sẽ có yêu cầu đầu vào, học phí và thời gian xét tuyển hồ sơ khác nhau. Một số trường có thời gian xét tuyển hồ sơ lâu hơn do số lượng hồ sơ nhiều hoặc do quy trình xét tuyển không giống nhau. Nhân viên tư vấn sẽ đánh giá hồ sơ của bạn dựa trên các tiêu chí xét tuyển của trường cũng như thời gian học sinh muốn bắt đầu việc học để đưa ra lời khuyên và lộ trình chuẩn bị phù hợp nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Phần lớn trường sẽ yêu cầu ứng viên cung cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (trừ bậc trung học) nên các học sinh, sinh viên cần chuẩn bị thi IELTS từ trước. Các học viên có thể học thêm tiếng Anh trước khi vào khóa chính nếu điểm IELTS không đạt yêu cầu, mỗi 0.5 điểm IELTS còn thiếu sẽ tương đương với học 10 tuần tiếng Anh.

Cuối cùng, tùy theo từng trường mà học sinh có thể hoặc không cần phải chuẩn bị hồ sơ tài chính. Đây là hồ sơ để chứng minh với đại sứ quán về khả năng chi trả cho khóa học của bạn và gia đình, là căn cứ quan trọng để đại sứ quán quyết định có cấp visa du học cho bạn hay không.

Megastudy với kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chúng tôi tự tin có thể giúp bạn chuẩn bị hồ sơ du học tiết kiệm thời gian và chi phí nhất với nhiều hỗ trợ và ưu đãi hấp dẫn.

Xin VISA

Đây là bước vô cùng quan trọng mà tất cả thí sinh cần đặc biệt chú ý khi làm quyết định du học. Visa du học do đại sứ quán cấp là tấm vé thông hành cho bạn đến với đất nước chuột túi.

Từ ngày 1/7/2016, chính sách xét duyệt visa du học Australia mới SSVF (Simplified Student Visa Framework) được chính thức được áp dụng với những thay đổi mới về yêu cầu chứng mình tài chính. Ngoài các trường thuộc level 1, học sinh đăng ký theo học ở các trường còn lại sẽ cần cung cấp bằng chứng tài chính và nguồn thu nhập khi nộp hồ sơ visa.

Level 1 trong chương trình visa SSVF được ưu tiên về chứng minh tài chính, yêu cầu tiếng Anh, thời gian xét… nhưng điều đó không có nghĩa là các học viên nộp hồ sơ cho những trường thuộc level 2 hoặc 3 sẽ ít có cơ hội du học hơn.

Theo – Megastudy