Cách trình bày kinh nghiệm làm việc để thêm điểm cho hồ sơ xin thường trú Úc

Cách trình bày kinh nghiệm làm việc để thêm điểm cho hồ sơ xin thường trú Úc
5 (100%) 1 vote

Làm sao trình bày kinh nghiệm làm việc để có thêm điểm cho hồ sơ xin thường trú (PR) cho visa 189, 190 và 489? 

Khi nộp hồ sơ xin thường trú dạng tính điểm, ví dụ như visa 189, 190 và 489, du học sinh thường có điểm nhờ vào độ tuổi, bằng cấp đã đạt được, thời gian học ở Úc và trình độ tiếng Anh.

Nhưng còn kinh nghiệm làm việc thì sao?

Visa Thường trú tại Úc – Là quốc gia đáng sống nhất thế giới đang là mối quan tâm hàng đầu của không ít người

Điểm kinh nghiệm làm việc trong hồ sơ xin PR

Chuyên viên tư vấn du học và di trú Tùng Nguyễn (Sydney) giải đáp các thắc mắc xoay quanh đề tài này:

Sơ lược về điểm dành cho kinh nghiệm làm việc trong hồ sơ xin visa thường trú diện tính điểm:

Tối đa bạn có thể có được 20 điểm cho kinh nghiệm làm việc trong vòng 10 năm trở lại đây cho hồ sơ xin thường trú dạng tính điểm của mình.

Nếu đó là kinh nghiệm làm việc tại Úc thì 1 năm kinh nghiệm bạn sẽ được cộng 5 điểm, 3 năm được cộng 10 điểm, 5 năm được 15 điểm và 8 năm được 20 điểm.

Với kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, 3 năm được 5 điểm, 5 năm được 10 điểm và 8 năm được 15 điểm.

mua nha tai uc

Công việc đó phải thỏa mãn những điều kiện gì mới được cộng điểm?

Đó có thể là công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian, thậm chí là casual, miễn là bảo đảm trung bình tối thiểu 20 tiếng mỗi tuần.

Tùy vào ngành nghề mà thời gian bắt đầu tính điểm kinh nghiệm có phần khác biệt.

Ví dụ:

Với ngành Cook thì kinh nghiệm làm việc sau khi có Certificate 3 là đã bắt đầu được tính.

Trong khi đó, kế toán, IT hay nhiều ngành khác thì kinh nghiệm làm việc chỉ được tính sau khi có bằng đại học. Và bằng đại học đó phải gần gũi với kinh nghiệm làm việc của bạn.

Việc chứng minh cho kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, cụ thể là ở Việt Nam, có gì khó khăn hơn so với ở Úc?

Tôi nghĩ kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam có thể khó hơn một chút nếu như bạn đi làm mà không có payslip (bảng lương), không đóng đủ bảo hiểm xã hội…

Tuy nhiên trong những trường hợp đó, bạn có thể nhờ cấp trên của mình viết một lá thư xác nhận các thông tin về quá trình làm việc của mình và có công chứng. Trong đó nêu rõ thời gian làm việc bao lâu, bao nhiêu tiếng một tuần, nhiệm vụ công việc là gì…

10 bí quyết chống lại sự trì hoãn

  1. Chọn trọng tâm

Bí quyết đầu tiên để chống lại sự trì hoãn là chọn trọng tâm. Nếu đặt ra cho mình quá nhiều việc để làm, bạn dễ bị quá tải. Vì vậy hãy chọn 1 việc quan trọng nhất và bắt tay vào giải quyết nó ngay.

  1. Bắt đầu ngay hôm nay

Sau khi xác định được mục tiêu, hãy bắt đầu ngay hôm nay. Nếu nghĩ rằng mình không thể hoàn thành được công việc, hãy thực hiện theo nguyên tắc 5 phút quý báu.

  1. Hành động nhỏ trong 5 phút

Hỏi chính mình xem có việc gì mình có thể chỉ làm trong 5 phút mà giúp công việc của mình tiến triển hơn được một chút không? Nếu có, hãy bắt tay vào làm.

Thực tế là bạn có xu hướng sẽ hoàn thành những gì mình đang dang dở nên bạn sẽ tiếp tục nghĩ về nó và sớm hoàn thành. Hành động nhỏ còn hơn là không hành động.

  1. Tập trung cao độ trong một khoảng thời gian nhất định

Có thể bắt đầu với 20 phút. Trong thời gian đó, tránh xa các yếu tố có thể làm bạn bị phân tâm. Khoa học đã phát hiện ra rằng bộ óc chúng ta trải qua những chu trình trong đó có lúc làm việc hiệu quả nhất và lúc kém hiệu quả nhất. Vì thế, nên tập trung và tận dụng những lúc đầu óc tỉnh táo nhất và cho bản thân nghỉ ngơi sau đó.

  1. Hãy tha thứ cho bản thân về những lần trì hoãn trước

Thôi nghĩ tiêu cực về chúng. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng chống lại cơn trì hoãn hiện tại.

  1. Nghe một bài hát giúp bạn lên tinh thần và cảm thấy hứng khởi

Chọn một bài hát khiến bạn lên tinh thần, nghe bài hát này mỗi lần cảm thấy tâm trạng không tốt hay chán nản. Não của bạn sẽ được kích thích và hình thành một thói quen, và khi cảm thấy thoải mái thì cơ thể cũng chịu làm việc hơn.

  1. Tự hỏi mình lý do vì sao mình trì hoãn một việc nào đó

Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu hay vì lo sợ một điều gì đó? Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bạn sẽ tìm ra cách để khắc phục chúng.

  1. Bỏ qua những thứ không cần thiết

Hãy mạnh dạn gạch bỏ một số việc ra khỏi danh sách cần làm của mình.

  1. Cá cược

Bạn sẽ có động lực hơn nếu có một cá cược với ai đó, chẳng hạn như bạn sẽ mất một chầu cà phê cho một người bạn thân của mình nếu như không hoàn thành được công việc nào đó trong tuần sau…

  1. Đặt ra phần thưởng cho mình

Bạn sẽ cố gắng hơn khi có một giải thưởng nào đó cho chính mình. Tự đặt ra cho bản thân một phần thưởng sẽ khiến não bộ của bạn bị kích thích hơn và làm việc hiệu quả hơn.

Nguồn: SBS

About the author: Bất động sản Úc

Leave a Reply

Your email address will not be published.