Danh sách 41 trường không cần chứng minh tài chính khi du học Úc 2017

Chính phủ Úc đã công bố rằng các du học sinh đăng ký tại 41 trường tham gia “Streamline Visa Processing” không cần nộp giấy tờ chứng minh tài chính trong hồ sơ xin visa.

Du học Úc không cần chứng minh tài chính?

Sau khi chính phủ Úc thông qua “The Knight Review”, đã công bố rằng các du học sinh đăng kí học cử nhân hoặc thạc sỹ, TS tại 41 trường tham gia “Streamline Visa Processing” không cần nộp giấy tờ chứng minh tài chính trong hồ sơ xin visa du học tại văn phòng visa.

Trước tháng 4/ 2012, các hồ sơ xin học các chương trình cử nhân, thạc sỹ tại tất cả các trường đại học Úc đều được xét ở cấp độ xét 2, tức là các ứng viên bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa, gồm: sổ tiết kiệm đủ ăn/ ở/ học trong 01 năm hoặc đủ hết khóa học nếu khóa học ngắn hơn năm, sổ tiết kiệm không bắt buộc phải gửi được 3 tháng trước khi nộp hồ sơ xin visa; và bằng chứng về thu nhập, nguồn thu nhập minh bạch và đủ mạnh để học sinh du học tại Úc;

Sau 27/4, các hồ sơ xin học các chương trình cử nhân, thạc sỹ tại 41 trường đăng kí tham gia Streamline Visa Processing (SVP) được xét ở cấp độ xét 1, tức là các ứng viên KHÔNG bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa nữa; còn nếu đăng kí vào các trường đại học khác, các ứng viên vẫn bị xét ở cấp độ xét 2, cần chứng minh năng lực tài chính như nêu ở trên.

hoc-bong-du-hoc-uc

Các trường thuộc diện du học Úc không cần chứng minh tài chính cần lưu ý

* Tất cả các trường tham gia SVP, trong số nhiều cam kết khác với Bộ di trú, họ đều phải cam kết:

Tự mình kiểm tra thông tin tài chính của học sinh;

Chịu trách nhiệm về tỷ lệ visa được cấp và nếu tỷ lệ visa được cấp là thấp tới hạn hoăc nếu học sinh được cấp visa rồi mà bỏ học, hủy học nhiều đến mức tới hạn rủi ro, họ sẽ bị xóa tên trong nhóm các trường SVP.

* Bộ di trú, cụ thể là bộ phận xét visa, mặc dù không yêu cầu ứng viên xin visa nộp giấy tờ chứng minh năng lực tài chính vào văn phòng visa, họ giữ quyền kiểm tra, kiểm chứng các thông tin được cung cấp trước khi quyết định cấp hay không cấp visa cho học sinh.

Hệ quả của vấn đề thứ nhất là: hầu hết tất cả các trường đều có một checklist yêu cầu học sinh khai báo và kí vào để xác nhận là họ có tiền, tài sản, thu nhập tốt để đủ tiền theo học; và các công ty tư vấn du học – đại diện của các trường – được các trường đề nghị/ yêu cầu thay mặt trường kiểm tra các thông tin học sinh khai báo một cách cẩn thân và có lưu bằng chứng rõ ràng về việc kiểm tra.

Một số trường thậm chí tự tổ chức kiểm tra thông tin tài chính của học sinh rất chặt chẽ trước khi cấp thư mời hoặc E-COE (thư điện tử xác nhận chỗ học chính thức của học sinh).

Hệ quả của vấn đề thứ 2 là, giữ quyền kiểm tra thông tin ứng viên xin visa du học Úc của mình, bộ Di trú/ văn phòng visa có các cách để kiểm chứng các thông tin đã được cung cấp và tất nhiên, họ tìm ra nhiều sự thật.

Trong khi đa số các ứng viên khai trung thực các thông tin, một lượng không ít học sinh khai man, thư từ chối cấp visa ghi rõ là học sinh cung cấp thông tin thể hiện tài chính thiếu/ thông tin sai/ thông tin giả/ học sinh không đủ năng lực tài chính từ đó họ nghi ngờ mục đích đến Úc của học sinh có thể không phải là để du học…

Có trường hợp học sinh khai là có sổ tiết kiệm, nhưng đến khi văn phòng visa hỏi đến thì mới đi làm sổ, sổ mới tinh có ngày gửi tiền sau ngày đã nộp hồ sơ vào văn phòng visa; hoặc có trường hợp học sinh khai một đằng, văn phòng visa tìm ra sự thật khác, kết quả, tất nhiên là học sinh bị từ chối.

Hiện nay, hồ sơ xin visa du học úc dài hạn, dạng phổ biến nhất với công dân Việt Nam, được quy về các loai 1,2,3 tùy theo mức độ rủi ro của loại hồ sơ xin học, trong đó:
Loại 3 (assestment level 3)
– Áp dụng cho các hồ sơ xin học cao nhất là đến bậc cao đẳng, dự bị đại học, chứng chỉ nghề, chứng chỉ chuyên môn. Các ứng viên bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa, gồm: sổ tiết kiệm đủ ăn/ ở/ học trong 02 năm hoặc đủ hết khóa học nếu khóa học ngắn hơn 2 năm, sổ tiết kiệm phải gửi được 3 tháng trước khi nộp hồ sơ xin visa; bằng chứng về thu nhập và nguồn thu nhập cần minh bạch và đủ mạnh để học sinh du học tại Úc;

Loại 2 (assestment level 2)
– Hồ sơ xin học cử nhân, thạc sỹ học trên lớp ở các trường không thuộc nhóm 41 trường đăng kí tham gia chương trình SVP, các ứng viên bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa, gồm: sổ tiết kiệm đủ ăn/ ở/ học trong 01 năm hoặc đủ hết khóa học nếu khóa học ngắn hơn năm, sổ tiết kiệm không bắt buộc phải gửi được 3 tháng trước khi nộp hồ sơ xin visa; và bằng chứng về thu nhập- nguồn thu nhập minh bạch và đủ mạnh để học sinh du học tại Úc;

Loại 1- assestment level 1, bao gồm:

– Các hồ sơ đăng kí học tiến sỹ, thạc sỹ dạng nghiên cứu ở tất cả các trường tại Úc. Với các ứng viên này, yêu cầu chung là học sinh cần nộp tiền học theo yêu cầu của trường đến trường và cần cam kết là có đủ tiền để theo học.

Mặc dù văn phòng visa không yêu cầu trình sổ tiết kiệm, văn phòng visa có quyền kiểm tra thông tin bạn cam kết- khai báo là chính xác hay không trước khi quyết định cấp visa cho bạn;

– Các hồ sơ đăng kí học bậc cử nhân, thạc sỹ dạng lên lớp tại 41 trường đại học đăng kí tham gia chương trình SVP. Với các ứng viên này, mặc dù văn phòng visa không yêu cầu ứng viên nộp giấy tờ tài chính khi nộp hồ sơ xin visa, văn phòng visa/ bộ di trú Úc yêu cầu nhà trường cần đảm bảo là học sinh đủ điều kiện chuyên môn và tài chính để theo học, và văn phòng visa có quyền kiểm tra thông tin học sinh đã cam kết- khai báo về tài chính là chính xác hay không trước khi quyết định cấp visa cho bạn.

Văn phòng visa: Bộ di trú Úc cũng yêu cầu các công ty tư vấn du học cùng nhà trường chịu trách nhiệm chung về tình hình hồ sơ học tập- tài chính của học sinh mà họ tiếp nhận, thể hiện ở việc đưa tên trường và công ty tư vấn du học vào E-coe (electronic Confirmation of Enrolment- tài liệu điện tử các nhận chỗ học chính thức của học sinh). Như ở trên đã nêu, thay vì văn phòng visa thi với loại hồ sơ này, nhà trường và các công ty tư vấn du học đại diện các trường sẽ kiểm tra thông tin tài chính của học sinh và gửi các bằng chứng về năng lực tài chính vào văn phòng visa nếu văn phòng visa yêu cầu bổ sung.

Trên thực tế, trong khi một số công ty tư vấn du học nói dễ dãi về hồ sơ tài chính xin visa du học, các công ty tư vấn du học nghiêm túc sẽ giúp nhà trường kiểm tra thông tin học sinh một cách nghiêm túc, hướng dẫn sinh viên chuẩn bị chu đáo giấy tờ trong trường hợp văn phòng visa yêu cầu nộp hoặc hỏi đến. Và tất nhiên, sự hợp tác cởi mở, trung thực của các học sinh, phụ huynh học sinh là cực kì quan trọng, để tránh các rủi ro, tốn kém tiền bạc và thời gian một cách không cần thiết.

Danh sách các trường đại học không cần chứng minh tài chính du học Úc 2016 -2017
Sau 27/4/2012, du học Úc theo chương trình cử nhân, thạc sỹ tại 41 trường đăng kí tham gia Streamline Visa Processing (SVP) được xét ở cấp độ xét 1, tức là các ứng viên không bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa du học Úc nữa; còn nếu đăng kí vào các trường đại học khác, các ứng viên vẫn bị xét ở cấp độ xét 2, cần chứng minh năng lực tài chính khi du học Úc.

Để giúp các bạn có thể thực hiện thành công ước mơ của mình, Trường học và cơ quan di trú Úc còn có chính sách sau:
Các trường đại học trao học bổng du học cao cho học sinh, sinh viên có học lực khá giỏi. Học phí được chia làm nhiều đợt đóng tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình học sinh.

Cho phép học sinh quốc tế có thể làm thêm 40 giờ/2tuần, và làm toàn thời (full time) trong thời gian hè hoặc ngày lễ, để các bạn kiếm thêm thu nhập trang trải cho quá trình học tại Úc.

Ngoài ra luật mới còn quy định sau khi tốt nghiệp Đại học hoặc Thạc Sỹ các bạn có thể được ở lại làm việc từ 2-4 năm tại Úc ở tất cả các ngành nghề.

Danh sách 41 Trường khi dụ học Úc không cần chứng minh tài chính.

STT Tên trường và thông tin tiếng Việt Website chính thức
1 Australian Catholic University www.acu.edu.au
2 Australian National University www.anu.edu.au
3 Bond University www.bond.edu.au
4 Carnegie Mellon University www.cmu.edu
5 Charles Darwin University www.cdu.edu.au
6 Charles Sturt University www.csu.edu.au
7 Central Queensland University www.cqu.edu.au
8 Curtin University of Technology www.curtin.edu.au
9 Deakin University www.deakin.edu.au
10 Edith Cowan University www.ecu.edu.au
11 Flinders University www.flinders.edu.au
12 Griffith University www.griffith.edu.au
13 James Cook University www.jcu.edu.au
14 La Trobe University www.latrobe.edu.au
15 Macquarie University http://mq.edu.au
16 Monash University www.monash.edu.au
17 Murdoch University www.murdoch.edu.au
18 Queensland University of Technology www.qut.edu.au
19 RMIT University www.rmit.edu.au
20 Southern Cross University www.scu.edu.au
21 Swinburne University of Technology www.swinburne.edu.au
22 The University of Adelaide www.adelaide.edu.au
23 The University of Melbourne www.unimelb.edu.au
24 The University of New England www.une.edu.au
25 The University of New South Wales www.unsw.edu.au
26 The University of Newcastle www.newcastle.edu.au
27 The University of Notre Dame Australia www.nd.edu.au
28 The University of Queensland www.uq.edu.au
29 The University of Sydney www.sydney.edu.au
30 The University of Western Australia www.uwa.edu.au
31 The University of Ballarat www.ballarat.edu.au
32 University of Canberra www.canberra.edu.au
33 University College London www.ucl.ac.uk/australia‎
34 University of South Australia www.unisa.edu.au
35 University of Southern Queensland www.usq.edu.au
36 University of Tasmania www.utas.edu.au
37 University of Thechnology Sydney www.uts.edu.au
38 University of Sunshine Coast www.usc.edu.au
39 University of Western Sydney www.uws.edu.au
40 University of Wollongong www.uow.edu.au
41 Victoria University www.vu.edu.au

Nguồn: Kênh Tuyển Sinh

TOP 50 nghề nghiệp hái ra tiền nhiều nhất ở Úc

Số liệu mới nhất từ Sở thuế tiết lộ 50 công việc được trả lương cao nhất tại Úc. Nghề của bạn có nằm trong danh sách này?

Trong số những nghề nghiệp tại Úc, các chuyên viên y tế nhận được mức lương cao nhất, theo số liệu do Australian Taxation Office vừa công bố.

Theo đó, đối với nam giới, nghề phẫu thuật thần kinh (neurosurgeon) được trả trung bình $577,674/năm, trong khi đó, mức lương hàng năm của các nữ chánh án là $355,844.

Số liệu trên cho thấy một khoảng cách lớn về tiền lương giữa hai phái tính tại Úc.

Các nữ giải phẫu thần kinh bị trả thấp hơn các nam phẫu thuật thần kinh đến 56%, mặc dù đây là nghề nghiệp có mức lương cao thứ hai đối với phái nữ.

Sau đây là danh sách 50 nghề nghiệp có mức lương cao nhất tại Úc

Nam

  • Bác sĩ phẫu thuật thần kinh $577,674
  • Bác sĩ nhãn khoa $552,947
  • Bác sĩ tim mạch $453,253
  • Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ $448,530
  • Bác sĩ sản khoa/ phụ khoa $446,507
  • Bác sĩ tai mũi học $445,939
  • Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình $439,629
  • Bác sĩ tiết niệu $433,792
  • Bác sĩ phẫu thuật tim mạch $417,524
  • Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa $415,192
  • Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh $386,003
  • Bác sĩ da liễu $383,880
  • Chánh án $381,323
  • Chuyên viên gây mê $370,492
  • Bác sĩ phẫu thuật lồng ngực $358,043
  • Bác sĩ phẫu thuật $357,996
  • Bác sĩ chuyên khoa — khác $344,860
  • Chuyên viên xạ trị $336,994
  • Bác sĩ chuyên khoa ung bướu $322,178
  • Chuyên viên chứng khoán và tài chính $320,452
  • Bác sĩ ngoại khoa lồng ngực $315,444
  • Bác sĩ chuyên khoa — ngoại khoa $315,114
  • Chuyên viên săn sóc đặc biệt $308,033
  • Bác sĩ chuyên khoa thận $298,681
  • Bác sĩ chuyên khoa thần kinh $298,543
  • Quản lý đầu tư tài chính $288,790
  • Chuyên viên môi giới đầu tư $286,530
  • Bác sĩ phẫu thuật nhi khoa $282,508
  • Bác sĩ chuyên khoa huyết học $271,738
  • Chuyên viên tài chính $264,830
  • Bác sĩ chuyên khoa nội tiết $258,972
  • Vận động viên cricket $257,527
  • Bác sĩ chuyên khoa khớp $256,933
  • Chuyên viên nha khoa $253,442
  • Thẩm phán $246,737
  • Chuyên viên phân tích cổ phiếu $245,826
  • Bác sĩ nhi khoa $239,405
  • Đại lý môi giới chứng khoán $238,192
  • Bác sĩ tâm thần $234,557
  • Chuyên viên cấp cứu $232,595
  • Nghị sĩ $232,093
  • Chuyên viên bệnh học $224,378
  • Thư ký công ty $218,432
  • Thống đốc tiểu bang $212,652
  • Chuyên viên định phí bảo hiểm $196,144
  • Chuyên viên vật lý trị liệu $187,468
  • Kỹ sư dầu khí $185,808
  • Giám đốc điều hành $181,849
  • Quản lý khai thác hầm mỏ $179,439

Nữ

  • Chánh án $355,844
  • Bác sĩ phẫu thuật thần kinh $323,682
  • Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ $281,608
  • Chuyên viên tài chính $281,600
  • Bác sĩ phẫu thuật tim mạch $271,529
  • Bác sĩ phụ khoa/ sản khoa $264,628
  • Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa $260,925
  • Thẩm phán $260,161
  • Chuyên viên gây mê $243,582
  • Bác sĩ nhãn khoa $217,242
  • Bác sĩ tim mạch $215,920
  • Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu $213,094
  • Bác sĩ phẫu thuật $210,796
  • Bác sĩ chuyên khoa ung bướu $208,612
  • Bác sĩ chuyên khoa — khác $207,599
  • Bác sĩ chuyên khoa — ngoại khoa $207,225
  • Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng $200,136
  • Bác sĩ da liễu $195,030
  • Bác sĩ chẩn đoán và can thiệp $180,695
  • Bác sĩ phẫu thuật lồng ngực $175,500
  • Bác sĩ phẫu thuật nhi khoa $175,314
  • Bác sĩ chuyên khoa nội tiết $174,542
  • Nghị sĩ $173,331
  • Bác sĩ chuyên khoa khớp $169,409
  • Chuyên viên săn sóc đặc biệt $169,369
  • Chuyên viên cấp cứu $165,786
  • Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình $159,479
  • Bác sĩ chuyên khoa thần kinh $155,217
  • Bác sĩ chuyên khoa thận $155,133
  • Bác sĩ tâm thần $152,437
  • Bác sĩ chuyên khoa huyết học $147,970
  • Bác sĩ nhi khoa $147,347
  • Chuyên viên chứng khoán và tài chính $145,208
  • Chuyên viên nha khoa $140,505
  • Chuyên viên định phí bảo hiểm $136,819
  • Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh $135,678
  • Quản lý đầu tư tài chính $134,481
  • Kỹ sư dầu khí $133,315
  • Quản lý khai thác hầm mỏ $133,061
  • Bác sĩ đa khoa $129,834
  • Bác sĩ ngoại khoa lồng ngực $127,645
  • Chuyên viên môi giới chứng khoán $124,433
  • Quản lý xí nghiệp $123,281
  • Kỹ sư hầm mỏ $119,564
  • Nhân viên pháp đình $119,219
  • Chuyên viên vật lý trị liệu $118,310
  • Chuyên viên địa vật lý $117,575
  • Giám đốc điều hành/ Thư ký $116,855
  • Quản lý kỹ sư $116,732
  • Chuyên viên luyện kim $110,359

— Theo SBS —

Giá bất động sản ở Australia tăng trong tháng 11

Giá trị bất động sản (BĐS) dân cư đã tăng lên ở các thành phố lớn của Australia, ngoại trừ Melbourne trong tháng 11.

Mức giá trung bình tăng 0,2% so với tháng trước. Tuy nhiên, chỉ số từ CoreLogic cho thấy mặc dù tăng trưởng ở các thị trường chính vẫn tích cực, tăng trưởng tính theo tháng thì số liệu trong tháng qua vẫn không cao kể từ tháng 12/2015.

Melbourne giá sụt giảm 1,5%. Theo Tim Lawless, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường của CoreLogic, giá trị căn hộ đã giảm 3,2% và giá nhà ở giảm 1,3%. Tính theo quý, giá trị BĐS tăng 1,7%, một sự cải thiện đáng kể so với năm ngoái, giá BĐS giảm 0,2% so với cùng kỳ.

Một phân tích các chỉ số mới cho thấy ở Sydney giá tăng 0,8% so với tháng trước, tăng 2,3% so với quý trước và 13,1% so với năm trước, với mức giá nhà trung bình là 845.000 USD, trong khi ở Brisbance các con số này lần lượt là 0,4%, 1,3%, 3,9% và 485.000 USD.

Tại Adelaide giá tăng 2,8% so với tháng trước, tăng 2,6% so với quý trước và 4,7% so với năm trước, với mức giá nhà trung bình là 420.000 USD, trong khi ở Darwin các con số này lần lượt là 3,7%, 3,7%, 1,1% và 480.000 USD.

Giá BĐS không thay đổi so với tháng trước ở Canberra, nhưng tăng 2,8% so với quý trước và 8,4% so với năm trước, mức giá trung bình là 590.000 USD. Ở Perth, thị trường đã có sự phục hồi với mức tăng 0,6% so với quý trước, giảm 1,1% so với quý trước và giảm 3,4% so với năm trước, mức giá trung bình là 490.000 USD.

Tại Hobart, giá tăng 0,9% so với tháng trước, giảm 1% theo quý và tăng 8,5% theo năm, giá trung bình là 336.000 USD.

Melbourne là thị trường duy nhất giá BĐS có sự suy giảm đáng kể, giảm 1,5% so với tháng trước, tăng 1,3% so với quý trước và tăng 11,3% so với năm trước, giá trung bình là 623.000 USD.

— theo alouc.com —

Học trường nào tại Úc để dễ kiếm việc làm sau tốt nghiệp?

Tổ chức Times Higher Education vừa tiết lộ danh sách 36 trường đại học tại Úc được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về chất lượng đào tạo.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, thì việc chuẩn bị sinh viên với những kỹ năng mềm cần thiết, là những yếu tố mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm khi lựa chọn sinh viên mới ra trường.

Đại học Monash (Melbourne) nhận được tỉ lệ bầu chọn cao nhất từ các công ty địa phương vì tính thực tế cao trong chương trình dạy, theo sau là Đại học New South Wales (Sydney).

Bên cạnh mối quan hệ hữu hảo với các công ty và doanh nghiệp lớn, Đại học Monash còn có một số lượng đáng nể các cựu sinh viên hiện đang làm CEO trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới, trong đó có Michael Yeoh, Giám đốc điều hành học viện Asian Strategy & Leadership Institute (ảnh dưới).

Nếu bạn ưa thích công nghệ, thì Đại học New South Wales chính là lựa chọn hàng đầu của bạn – trong vòng 15 năm qua, trường đại học này đã đào tạo ra nhiều sinh viên làm doanh nhân công nghệ hơn bất kỳ học viện nào tại Úc! Dorjee Sun, một doanh nhân xã hội gốc Tây Tạng, cũng thành danh tại đại học này.

Và với tuổi đời còn non trẻ, Đại học Deakin, thành lập năm 1974, cũng được các nhà tuyển dụng chú ý tới, nhờ phương pháp dạy học linh hoạt, cởi mở và sát với thực tế của nhà trường.

Bên cạnh đó, tất cả sinh viên Deakiin đều được rèn luyện 8 kỹ năng thiết yếu nơi công sở: kỹ năng sử dụng máy tính, giao tiếp, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, kiến thức chuyên môn, tự quản lý công việc, làm việc nhóm, và tư duy công dân toàn cầu (global citizenship).

Các trường dạy kinh doanh và quản lý cũng xuất hiện trong danh sách 36 học viện trải rộng khắp nước Úc này, xếp ngang hàng hay thậm chí cao hơn một số trường đại học

Đơn cử, Australian School of Business (UNSW) xếp hạng 9, ngang hàng với University of Queensland. Melbourne Business School cũng không kém cạnh với thứ hạng 17 của mình.

Top universities in Australia for graduate employability

Theo SBS

Melbourne tiếp tục dẫn đầu Top 10 thành phố đáng sống nhất trên thế giới năm 2016

Tạp chí The Economist vừa công bố bảng xếp hạng những thành phố đáng sống nhất trên toàn cầu năm 2016. Dẫn đầu danh sách này là thành phố Melbourne (Australia).

Bảng xếp hạng này đánh giá mức độ đáng sống của 140 thành phố trên thế giới dựa trên các tiêu chí về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng, văn hóa, môi trường và sự ổn định dựa trên thang điểm 100.
c631
1. Thành phố Melbourne – Australia (97,5/100 điểm).
b522

2. Thủ đô Vienna – Áo (97,4 điểm).

6703
3. Thành phố Vancouver – Canada (97,3 điểm).
ca04

4. Thành phố Toronto – Canada (97,2 điểm).
41d5

5. Thành phố Calgary – Canada (96,6 điểm).
8d96

6. Thành phố Adelaide – Australia (96,6 điểm).

5547

7. Thành phố Perth – Australia (95,9 điểm).
c768

8. Thành phố Auckland – New Zealand (95,7 điểm).
8999

9. Thành phố Helsinki – Phần Lan (95,6 điểm).
10

10. Thành phố Hamburg – Đức (95 điểm).
Lê Ngọc (Theo The Economist)

Hái nho – Việc làm thêm của nhiều du học sinh tại Úc

Bên cạnh việc học các môn bổ ích tại trường, du học sinh Việt Nam còn có cơ hội “đi làm farm” hái quả trên những cánh đồng của Australia. Đây được xem là công việc lý tưởng, dễ tìm, không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hay ngoại ngữ.

“Ngoài mức thu nhập tương đối ổn định, các bạn còn được hòa mình vào thiên nhiên ở những trang trại mênh mông thẳng tắp. Trải nghiệm thực tế này rất thú vị và xứng đáng khi học tập tại đất nước Kangaroo”, du học sinh Hoàng Thủy chia sẻ.

Các loại quả cần thu hoạch thông thường là nho, anh đào, mận, táo. Khi thu hoạch nho, bạn có thể ăn thoải mái ngay khi hái khỏi cành mà không cần rửa vì nho ở đây không sử dụng thuốc hóa học trong quá trình trồng trọt. Nho Australia có hàm lượng đường tự nhiên rất cao, góp phần làm nên ngành công nghiệp rượu vang ở đất nước này.

Việc làm thêm của du học sinh tại Úc

thungxlxxngxbarossa2

Mới nghe đến việc hái nho, bạn có thể nghĩ rằng đây là công việc nhẹ nhàng và lãng mạn, nhưng thực tế không hề đơn giản. Thông thường, người hái phải thức dậy từ 4h30 sáng để ăn sáng và chuẩn bị đồ ăn cho bữa trưa, sau đó đi ôtô đến cánh đồng nho thì đã tầm 5h30-6h sáng.

Khi mặt trời vừa lên, mọi người đều tranh thủ hái nho vào lúc này vì cái nắng buổi trưa và buổi chiều hơn 40 độ ở Australia sẽ làm người hái cảm thấy choáng. Đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng là biện pháp hữu hiệu nhất.

Quy trình hái nho đơn giản. Mỗi người sẽ phải chuẩn bị dụng cụ gồm các hộp nhựa, kéo chuyên dụng để cắt nho. Bạn để hộp nhựa hay hộp cotton ngay dưới giàn nho, sau đó cắt các chùm nho rồi để chúng vào các hộp này.

Đầy hết một hộp nhựa thì bạn lại chuyển sang hộp nhựa khác, cuối cùng các hộp nhựa này sẽ được chất lên xe chở hàng chuyên dụng.

Hái nho đòi hỏi sự dẻo dai vì bạn phải làm liên tục. Buổi trưa bạn sẽ được nghỉ khoảng một giờ để ăn trưa, thông thường mỗi người đều tự chuẩn bị một hộp cơm. Có một số chủ nhà tốt bụng, họ còn làm bánh và mang tới cho người làm vào giờ nghỉ trưa.

Bữa cơm trưa trên cánh đồng nho không lãng mạn như bạn tưởng vì thường có rất nhiều ruồi. Bạn phải vừa ăn, vừa lấy tay xua ruồi đi.

Một ngày hái nho thông thường kết thúc vào lúc 4h chiều. Theo như những người có kinh nghiệm đi làm nông trại thì việc hái nho được xem là nhẹ nhàng hơn so với việc hái các loại hoa quả như dâu tây, mận, đào.

Những dãy nho cao quá đầu, người hái có thể tránh được chút nắng, thùng nho cũng không nặng như các thùng hoa quả khác như táo, đào…

Tuy nhiên, đối với du học sinh, những người chưa làm quen với công việc nhà nông thì việc đi hái nho thực sự vất vả. Thông thường sau một buổi hái nho, ai nấy đều về nhà nghỉ ngay lập tức.

Hái nho ở Australia mang lại mức thu nhập trung bình là 100 đô Australia/ngày. Tùy từng nơi, có nơi chủ vườn trả tiền công theo giờ và có nơi trả tiền công theo số hộp nho hái được, khoảng 10 đô Australia/giờ hoặc 3 đô Australia/hộp nho. Với những nơi tính tiền theo thùng, bạn càng thu hoạch được nhiều hộp nho thì tiền công của bạn càng cao.

Với những ai ít phải lao động thì mỗi ngày chỉ thu hoạch được khoảng 30 hộp nho, trong khi đó có những người lại thu hoạch được 50 hộp hay 70 hộp. Dù bạn làm ít hay làm nhiều thì đều phải chịu thuế. Mỗi người phải có mã số thuế cá nhân và gửi mã số thuế cá nhân cho chủ sở hữu vườn nho. Đến cuối kỳ, bạn có thể được hoàn thuế theo đúng quy định luật pháp Australia.

Thủy nhìn nhận, thông qua công việc hái nho ở Australia, hầu hết du học sinh đều cảm nhận được sự khác biệt giữa nền nông nghiệp ở Việt Nam và Australia. Thứ nhất, nho ở Australia không sử dụng thuốc trừ sâu nhưng mang lại chất lượng cao. Thứ hai, sự công bằng trong lao động thể hiện ở thu nhập. Ai làm nhiều thì hưởng nhiều.

Thứ ba, dù là công việc đơn giản, chính sách thuế của Australia đều tác động trực tiếp và ngay lập tức đến thu nhập của bạn. Nếu bạn có mã số thuế, bạn sẽ được hoàn thuế, còn nếu bạn không đăng ký mã số thuế, bạn sẽ không được hưởng phần hoàn thuế đó. Để kiếm được đồng tiền, bạn phải thực sự bỏ sức lao động và nghiêm túc trong công việc của mình.

Thứ tư, đây là cách du học sinh quảng bá hình ảnh đất nước Australia thông qua những trải nghiệm thực tế của mình, cô nói.

Nguồn: Vnexpress

Những địa điểm “TUYỆT VỜI” mà bạn không thể bỏ qua khi đến Melbourne nước Úc

Được mệnh danh là “Melbourne diệu kỳ”, thành phố lớn thứ hai của nước Úc nổi tiếng là hiện đại, sôi động, thanh lịch và đa văn hóa. Nếu bạn đặt chân đến thành phố rộng lớn này, thì không thể bỏ qua những địa điểm và trải nghiệm thú vị dưới đây.

1. Tổ hợp Federation Square

melbourne-federation-square

Được khánh thành vào năm 2002, cho đến nay Federation Square đã trở thành một phần không thể thiếu của Melbourne và là địa điểm lý tưởng để bắt đầu khám phá thành phố. Federation Square là một tổ hợp văn hoá rộng tới 3,2 héc-ta bao gồm: bảo tàng, phòng trưng bày, shop và quán bar.

Đặc sắc nhất trong khu tổ hợp này là toà nhà The Atrium với kiến trúc lạ mắt, The Edge là nơi có thể ngắm toàn cảnh Melbourne, Triển lãm Quốc gia Victoria và khu vui chơi Artplay.

2. Vườn Bách thảo Hoàng gia

melbourne-royal-botanic-gardens

Nằm cách trung tâm không xa, Vườn Bách thảo Hoàng gia (Royal Botanic Gardens) là một trong những điểm du lịch hàng đầu của khu công viên xanh mở rộng về phía Nam sông Yarra. Được đánh giá là một trong những vườn bách thảo tốt nhất thế giới, nơi đây thu hút 1,5 triệu du khách mỗi năm.

3. Sân vận động Melbourne Cricket Ground (MCG)

melbourne-melbourne-cricket-ground

Với sức chứa lên tới 100.000 người, MCG được coi là sân vận động lớn nhất nước Úc và lớn thứ 10 thế giới. Nằm trong khuôn viên của MCG là Bảo tàng Thể thao Quốc gia, tại đây trưng bày kỷ niệm các khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử thể thao.

Du khách đến sân vận động còn được tham gia một trận cricket vào mùa hè và bóng đá vào mùa đông, hay thậm chí có thể thuê sân tennis.

4. Khu đô thị Southbank

melbourne-southbank-1

Khu đô thị công nghiệp Southbank nằm về phía Nam của Melbourne, nơi đây tập trung với mật độ cao các căn hộ toà nhà văn phòng. Nằm bên bờ sông Yarra, khu vực này là một địa điểm văn hoá thu hút rất đông du khách mà địa điểm nổi bật nhất là Trung tâm nghệ thuật Art Centre Melbourne.

5. Triển lãm Quốc gia Victoria

melbourne-national-gallery-of-victoria

Là phòng triển lãm nghệ thuật lâu đời nhất của nước Úc, National Gallery of Victoria (NGV) lưu trữ hơn 68 nghìn tác phẩm từ cổ vật Ai Cập và La Mã, nghệ thuật Châu Á cổ đại tới thời Phục Hưng, Ba-rốc và nghệ thuật đương đại, trong đó có những bộ sưu tập nghệ thuật quan trọng nhất của đất nước này.

NGV gồm 2 phòng trưng bày chính, mở cửa miễn phí. Ấn tượng nhất là trần nhà của khu vực Great Hall được ghép từ 10.000 mảnh kính nhiều màu sắc, trông như một tấm thảm Ba Tư khổng lồ và ngoạn mục.

6. Tòa tháp Eureka

thap-eureka-ve-gia-re-den-melbourne

Toà tháp 91 tầng này được đặt tên theo trận chiến Eureka Stockade nổi tiếng trong lịch sử nước Úc xảy ra vào cuối năm 1854 giữa tầng lớp công nhân mỏ với với thực dân. Điểm quan sát công cộng tại tầng thứ 88 của tòa tháp là điểm quan sát cao nhất so với toàn bộ các toà nhà ở Nam bán cầu.

7. Những con đường có mái vòm và các lối nhỏ

melbourne-arcades-and-laneways-2

Lang thang trong những mê cung và lối đi giữa các tòa nhà quanh các con phố quanh co, thanh lịch như Flinders, Collins, Bourke… là cách thú vị nhất để khám phá cuộc sống ở Melbourne.

Với nền đường được lát gạch mosaic, mái vòm được trang trí ấn tượng, xung quanh là các cửa hàng đẹp mắt, các con phố này xứng đáng để bạn bỏ ra một buổi sáng hoặc chiều để tản bộ và ngắm nghía.

8. Bảo tàng Melbourne

bao-tang-melbourne2

Được xây dựng vào năm 1880 để tổ chức Triển lãm Quốc tế Melbourne, toà nhà còn là nơi tổ chức Quốc hội liên bang của Úc lần đầu tiên, vào năm 1901.

Bảo tàng có kiến trúc hiện đại, được chia thành tám phòng triển lãm riêng biệt trải rộng trên ba tầng, là nơi trưng bày những bộ sưu tập nghệ thuật, thiết kế và văn hóa, cùng nhiều hiện vật nguyên thủy, thiết kế công nghiệp và nhiếp ảnh.

9. Sở thú Melbourne

melbourne-melbourne-zoo-1

Sở thú rộng lớn này là nơi sinh sống của hơn 320 loài động vật có nguồn gốc từ nước Úc và khắp nơi trên thế giới. Melbourne Zoo cũng là sở thú lâu đời nhất ở Úc.

Tại đây mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ khi được tận mắt chứng kiến cuộc sống của muôn loài quy tụ trong một khuôn viên khổng lồ với mỗi khu vực dành cho mỗi loài được thiết kế riêng theo đặc tính của từng loài.

10. Captain Cook’s Cottage

captain-cook-s-cottage-by-luk54321-d62h0ka

Ngôi nhà của thuyền trưởng James Cook cổ kính, mộc mạc và được bao quanh bởi cây xanh tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Vốn nằm ở  Yorkshire Vương quốc Anh, ngôi nhà được di chuyển nguyên vẹn đến từng viên gạch đến Melbourne vào năm 1933.

Nhà thám hiểm Jame Cook (1728-1779) là người châu Âu đầu tiên cập bến đường bờ biển phía Đông của Úc và hòn đảo Hawaii, ông cũng là người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh New Zealand bằng đường biển.

11. Du thuyền trên sông Yarra

melbourne-yarra-river-cruise-1

Đi thuyền trên sông Yarra không chỉ là cách tuyệt vời nhất để ngắm cảnh, mà còn là chuyến khám phá lịch sử của con sông được ví như trái tim của thành phố này. Có rất nhiều du thuyền cho du khách lựa chọn, phổ biến nhất là Birrarung Marr và Williamstown.

12. Queen Victoria Market

melbourne-queen-victoria-market

Khu chợ này là một địa điểm phổ biến không chỉ với dân địa phương mà còn cả du khách du lịch, biểu tượng lịch sử này từng là trung tâm mua sắm từ năm 1878. Tại đây bày bán vô số các mặt hàng, từ thực phẩm đến quần áo, sản phẩm nghệ thuật, đồ chơi cùng nhiều quà lưu niệm hiếm có. Chợ chỉ họp 5 ngày trong tuần.

Nguồn: Du lịch

Từ Visa 457 đến thường trú nhân Úc: Nên đi theo con đường nào là hợp lý nhất ?

Bạn đang ở Úc làm việc với visa 457 và đã sắp đến hạn 2 năm để nộp hồ sơ xin PR, và bạn đang bối rối?

Từ visa 457, sẽ có 4 con đường phổ biến để bạn nộp hồ sơ xin tư cách thường trú nhân:

  • Chương trình bảo lãnh của nhà nhân dụng – Employer Nomination Scheme (ENS)
  • Chương trình định cư tay nghề vùng quê – Regional Skilled Migration Scheme (RSMS)
  • Chương trình định cư tay nghề tính điểm
  • Và ở lại trong tư cách bạn đời (vợ chồng, người phối ngẫu) của một thường trú nhân hay một công dân Úc

Cả hai chương trình ENS (visa 186) và RSMS (visa 187) đều có những điểm tương tự như quy trình nộp hồ sơ xin visa 457, nhưng có phần chi tiết hơn.

Điểm khác biệt chính của 2 loại visa này là chỉ những nhà nhân dụng ở các vùng nông thôn của Úc mới có thể bảo lãnh nhân viên với RSMS. Một khu vực được coi là thành thị hay nông thôn, sẽ được quy định trong điều lệ di trú.

Cả ENS và RSMS, người nộp đơn xin thường trú đều cần có sự bảo lãnh của một chủ nhân hay doanh nghiệp.

Nhà nhân dụng này cần cung cấp một số thông tin nhất định về doanh nghiệp và tài chính trong quá trình nộp hồ sơ. Nhà nhân dụng này cũng cần đáp ứng được những tiêu chí chuẩn mực về đào tạo mới có thể đứng ra bảo lãnh. Nghĩa là họ có thể chi 1% tiền lương cho việc đào tạo nhân viên Úc hay chi 2% tiền lương cho Quỹ Đào tạo Kỹ nghệ.

Nếu không đáp ứng được những điều kiện trên, doanh nghiệp sẽ không thể bảo lãnh nhân viên nộp hồ sơ xin thường trú. Đây cũng chính là những điều kiện để bảo lãnh nhân viên làm việc ở Úc với visa 457.

Hai hướng đi phổ biến để nộp hồ sơ xin PR thông qua ENS và RSMS là Trực tiếp và Chuyển tiếp từ visa 457.

Direct Entry Stream, nộp hồ sơ trực tiếp:

Thông qua ENS, người nộp hồ sơ cần qua kiểm tra tay nghề (skills assessment) trong ngành nghề mình chọn và có kinh nghiệm làm nghề ở bất kỳ đâu ít nhất 3 năm. Người nộp hồ sơ cũng cần đáp ứng được đòi hỏi về tiếng Anh, sức khỏe, và phẩm hạnh (character checks).

Thông qua RSMS, người nộp hồ sơ cần bằng cấp liên quan trong ngành nghề họ chọn. Tuy nhiên một số ngành làm thợ (tradespeople) có thể được yêu cầu qua kiểm tra tay nghề trong một số trường hợp.

visa-457

457 Transition Stream, chuyển tiếp từ visa 457:

Người nộp hồ sơ xin thường trú cần làm việc cho nhà nhân dụng đứng ra bảo lãnh họ đủ hai năm ở Úc với visa 457.

Không cần thiết phải qua bước kiểm tra tay nghề và đòi hỏi về tiếng Anh thấp hơn. Tuy nhiên vẫn cần đáp ứng yêu cầu về sức khỏe và phẩm hạnh.

Cả hai đều cần doanh nghiệp bảo lãnh. Điểm khác biệt mà nhiều người đang ở Úc với visa 457 quan tâm nhất là thời gian 2 năm chờ đợi.

Từ visa 457 đến PR, một lối đi khác không cần nhà nhân dụng bảo lãnh mà nhiều người chọn là Points tested skilled migration (visa 189 và 190), người nộp hồ sơ độc lập, tự mình kiếm đủ điểm để được tư cách thường trú nhân.

Với con đường này, người nộp hồ sơ cần ít nhất 60 điểm để bắt đầu quy trình với Expression of Interest. Bộ Di trú sẽ chọn những ứng cử viên với tay nghề tốt nhất, có tổng số điểm cao nhất, mời họ bước vào vòng nộp hồ sơ tiếp theo để có PR.

Với con đường độc lập này, một trong những cách làm hồ sơ thêm điểm và nổi bật là điểm tiếng Anh phải thật cao hoặc có được State Nomination.

Ở lại Úc trong tư cách bạn đời Partner Migration cũng là một lựa chọn nên cân nhắc nếu người đang ở Úc với visa 457 đang ở trong mối quan hệ tình cảm chân thật với một thường trú nhân hay công dân Úc.

Không nhất thiết phải kết hôn, là mối quan hệ chân thật, bao gồm cả quan hệ đồng tính, sống chung từ 12 tháng trở lên, có thể nộp hồ sơ cho loại visa này.

Thông thường, visa người phối ngẫu sẽ có thời hạn 3 năm, sau 2 năm Bộ Di trú sẽ gửi thư mời nộp hồ sơ cho PR.

— Theo Alouc —

Du học sinh và 5 quyền làm việc cần biết ở nước Úc

Hiện có khoảng 330 ngàn sinh viên quốc tế đang học tập tại Úc. Một trong những lợi thế cạnh tranh Úc hơn các nước khác là Úc cho phép du học sinh làm việc trong khi học tập. Vậy quyền lợi của du học sinh ở nơi làm việc là gì?

1. Sinh viên quốc tế có thể làm việc lên đến 40 giờ mỗi hai tuần trong suốt học kỳ.

Thời gian nghỉ giữa các học kỳ, họ được phép làm nhiều hơn và không giới hạn số giờ.

2. Du học sinh được hưởng mức lương tối thiểu áp dụng trên toàn quốc là 17 đô 29 xu một giờ.

3. Học sinh được hưởng các quyền và các điều kiện tối thiểu theo Tiêu chuẩn Toàn quốc về Việc làm.

Trong đó bao gồm nghỉ phép hàng năm, các ngày nghỉ lễ và số giờ làm việc tối đa mỗi tuần. Tìm hiểu thêm về National Employment Standards.

4. Sinh viên có thể nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức công bằng việc làm Fair Work Ombudsman.

Trang mạng Fair Work Ombudsman có thông tin bằng 26 ngôn ngữ về điều kiện tiền lương, quyền làm việc và quyền lợi người đi làm.

5. Sinh viên quốc tế khi trình báo các vụ bóc lột được giữ kín thông tin cá nhân.

Fair Work Australia làm việc để bảo đảm du học sinh không bị phạt vì vi phạm các điều kiện visa.

Nguồn: SBS

Chủ tịch AVG Việt Nam “thâu tóm” trang trại trị giá 13,6 triệu USD ở Bắc Úc

Theo ABC (Úc), ông Phạm Nhật Vũ – Chủ tịch CTCP Nghe nhìn Toàn cầu AVG (Việt Nam) – vừa đầu tư 13,6 triệu USD mua lại một trang trại nuôi bò ở Bắc Úc.

Cụ thể, ABC cho biết, trang trại Vermelha Station cùng 10.000 con bò trong trang trại đã được bán lại cho An Vien Pastoral Holding & Agriculture với giá 18 triệu Đô la Úc (tương đương 13,6 triệu USD).

Trang trại này rộng hơn 2.039 km2, nằm cách thị trấn Katherine (Northern Territory) 200 km về phía Nam, gần với đường cao tốc Stuart Highway. Sau khi đổi chủ, trang trại này vẫn sẽ tiếp tục hoạt động chăn nuôi nhưng có thể được đa dạng hóa nhằm tận dụng tối đa giá trị.

Theo nghiên cứu của chính quyền Northern Territory, Vermelha Station khá phù hợp với mô hình đa dạng hóa, đồng thời thích hợp cho các dự án thủy lợi.

Hãng tin ABC cũng cho hay, hồi đầu năm nay, tập đoàn CT Group của Việt Nam đã tính mua lại trang trại Vermelha này để phát triển vườn thanh long nhưng không đạt được thỏa thuận. Theo Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc, danh sách các cổ đông lớn của An Vien Pastoral Holding & Agriculture có ông Phạm Nhật Vũ – Chủ tịch

CTCP Nghe nhìn Toàn cầu AVG. Hồi tháng 2, Vingroup cũng từng có thương vụ đầu tư tại Úc khi chi 22,5 triệu Đô la Úc để mua lại khu đất rộng hơn 1.000m2 trong khu vực trung tâm thành phố Sydney nhằm phát triển một tổ hợp khách sạn, theo tờ The Australian.

Ông Phạm Nhật Vũ (sinh năm 1972) từng làm ăn tại Liên Xô (cũ). Sau này, khi trở về Việt Nam, ông Vũ đầu tư chính vào khoáng sản và truyền thông

Ông Vũ được biết đến là một đại gia đã đầu tư nghìn tỷ vào Truyền hình An Viên, các dịch vụ viễn thông và mua bản quyền bóng đá V­league từ VFF trong 20 năm, từ năm 2008 đã bước đầu triển khai nghiên cứu dự án thăm dò bauxite tại khu vực Bình Phước.

Mặc dù là một tỷ phú mỗi lần xuất hiện đều tạo sóng thương trường nhưng cuộc sống đời tư của ông Vũ khá kín tiếng. Tuy nhiên, trong một lần tiếp xúc với báo chí, ông Vũ giới thiệu mình là một cư sĩ ở ẩn, tu tại gia và theo đạo Phật.

Trong giới tăng lữ, ông Vũ còn được biết đến với vai trò là Cư sĩ Phạm Nhật Vũ, Phó Ban Truyền thông Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Phó TBT Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

Nguồn: Dân Trí