TOP 5 trường đại học hàng đầu nước Úc năm 2018

Times Higher Education vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu nước Úc năm 2018, với 6 trường thuộc top 100 trên thế giới.

Có đến 35 trường đại học Úc nằm trong danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới năm 2018 của Times Higher Education (THE), với vị trí trải rộng khắp các tiểu bang và vùng lãnh thổ.

University of Melbourne tiếp tục được đánh giá là trường đại học tốt nhất nước Úc, xếp thứ 32 trên thế giới – theo sau là Australian National University (48), University of Sydney (61), University of Queensland (65) và Monash University (80).

Trên tổng thể, nước Úc có số lượng sinh viên quốc tế đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Anh Quốc và Hoa Kỳ.

Dưới đây là danh sách 5 trường đại học tốt nhất nước Úc, theo xếp hạng của Times.

1. University of Melbourne

Thành lập năm 1853, University of Melbourne là trường đại học lâu đời thứ 2 tại Úc. Trường hiện có 42,000 sinh viên đến từ 130 quốc gia khác nhau, 6,500 nhân viên và 280,000 cựu sinh viên, trong đó có một số tên tuổi nổi tiếng như nhà khoa học đạt giải Nobel Peter Doherty, và hai viện sĩ Hội Hoàng gia David Solomon và David Boger.

2. Australian National University

Trường ANU được thành lập vào năm 1946, ban đầu là viện nghiên cứu sau đại học của Quốc hội Úc. Đội ngũ giảng viên tại trường hiện có đến 6 người đạt giải Nobel, trong đó có Phó Hiệu trưởng Brian Schmidt từng vinh dự nhận giải Nobel Vật lý năm 2011 vì chứng minh được rằng vũ trụ của chúng ta đang tiếp tục giãn nở.

3. University of Sydney

Là trường đại học cổ kính nhất nước Úc (thành lập năm 1851), University of Sydney hiện có 42,000 sinh viên và 280 chương trình trao đổi với hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đây cũng là mái trường của ít nhất 5 vị Thủ tướng Úc, trong đó có vị Thủ tướng đầu tiên Edmund Barton.

4. University of Queensland

Phương châm của University of Queensland là Scientia ac Labore (Khoa học và Lao động). Đây là một trong những ngôi trường có số lượng sinh viên PhD cao nhất nước Úc – 13,800 người. Trong danh sách những cựu sinh viên bao gồm 1 người nhận giải Nobel, 2 CEO thuộc danh sách Fortune 500, diễn viên đạt giải Oscar Geoffrey Rush và nhà thơ Bronwyn Lea.

5. Monash University

Được đặt tên theo nhà lãnh đạo quân sự Sir John Monash, trường Monash University có đến 5 cơ sở tại Victoria, 1 cơ sở tại Malaysia, 1 trung tâm nghiên cứu và giảng dạy ở Ý, một học viện nghiên cứu ở Ấn Độ, và một trường sau đại học tại Trung Quốc.

Theo SBS Viet Nam

Du Học Úc : 3 Bước cơ bản cần biết trước khi xin Du Học Úc

Úc là một trong những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và được nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn du học. Để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình du học tại quốc gia này, các sinh viên cần lưu ý những bước sau đây.

Chọn trường và ngành học

Việc chọn trường, ngành học thường được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: sở thích, thế mạnh của bản thân, xu thế tuyển dụng, những ngành học được ưa thích, bạn bè giới thiệu, định hướng của gia đình, ngân sách, học bổng, vị trí và thứ hạng của trường…

Để chọn lựa trường và ngành học phù hợp, sinh viên có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các trung tâm tư vấn tuyển sinh du học uy tín. Nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc lựa chọn trường, các nhân viên tư vấn sẽ đưa ra khoảng ba lựa chọn sát với mục tiêu của học viên nhất. Sau đó họ sẽ phân tích những điểm mạnh của từng trường để giúp học viên đưa ra quyết định cuối cùng.

Hãy yêu cầu nhân viên tư vấn cung cấp cả những thông tin về khí hậu, con người, điều kiện sống, … của tỉnh bang mà trường bạn dự định theo học đang tọa lạc để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Megastudy với kinh nghiệm tư vấn du học nhiều năm sẽ hỗ trợ bạn chọn trường và ngành học một cách sáng suốt nhất.

Sau khi đã chọn được trường và ngành học phù hợp, sinh viên cần chú ý tới điều kiện tuyển sinh của nhà trường. Phần lớn đại học xét hồ sơ dựa trên học lực, trình độ tiếng Anh và khả năng tài chính của người học để đảm bảo học viên có thể tập trung vào việc học trong suốt thời gian ở Australia. Tại Australia, sinh viên có thể làm thêm không quá 40 giờ/hai tuần và toàn thời gian trong các kỳ nghỉ để trang trải thêm một số chi phí. Tuy nhiên, thu nhập từ việc làm thêm sẽ không được coi là nguồn thu nhập chính.

Chuẩn bị hồ sơ du học

Một bộ hồ sơ du học thông thường bao gồm hồ sơ nhân thân, hồ sơ học tập và hồ sơ tài chính. Tùy theo chính sách của từng quốc gia mà thành phần của hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau.

Hồ sơ nhân thân là hồ sơ thể hiện thông tin cá nhân của bạn và những người thân trong gia đình có liên quan mật thiết.

Với hồ sơ học tập, mỗi ngành học và mỗi trường sẽ có yêu cầu đầu vào, học phí và thời gian xét tuyển hồ sơ khác nhau. Một số trường có thời gian xét tuyển hồ sơ lâu hơn do số lượng hồ sơ nhiều hoặc do quy trình xét tuyển không giống nhau. Nhân viên tư vấn sẽ đánh giá hồ sơ của bạn dựa trên các tiêu chí xét tuyển của trường cũng như thời gian học sinh muốn bắt đầu việc học để đưa ra lời khuyên và lộ trình chuẩn bị phù hợp nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Phần lớn trường sẽ yêu cầu ứng viên cung cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (trừ bậc trung học) nên các học sinh, sinh viên cần chuẩn bị thi IELTS từ trước. Các học viên có thể học thêm tiếng Anh trước khi vào khóa chính nếu điểm IELTS không đạt yêu cầu, mỗi 0.5 điểm IELTS còn thiếu sẽ tương đương với học 10 tuần tiếng Anh.

Cuối cùng, tùy theo từng trường mà học sinh có thể hoặc không cần phải chuẩn bị hồ sơ tài chính. Đây là hồ sơ để chứng minh với đại sứ quán về khả năng chi trả cho khóa học của bạn và gia đình, là căn cứ quan trọng để đại sứ quán quyết định có cấp visa du học cho bạn hay không.

Megastudy với kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chúng tôi tự tin có thể giúp bạn chuẩn bị hồ sơ du học tiết kiệm thời gian và chi phí nhất với nhiều hỗ trợ và ưu đãi hấp dẫn.

Xin VISA

Đây là bước vô cùng quan trọng mà tất cả thí sinh cần đặc biệt chú ý khi làm quyết định du học. Visa du học do đại sứ quán cấp là tấm vé thông hành cho bạn đến với đất nước chuột túi.

Từ ngày 1/7/2016, chính sách xét duyệt visa du học Australia mới SSVF (Simplified Student Visa Framework) được chính thức được áp dụng với những thay đổi mới về yêu cầu chứng mình tài chính. Ngoài các trường thuộc level 1, học sinh đăng ký theo học ở các trường còn lại sẽ cần cung cấp bằng chứng tài chính và nguồn thu nhập khi nộp hồ sơ visa.

Level 1 trong chương trình visa SSVF được ưu tiên về chứng minh tài chính, yêu cầu tiếng Anh, thời gian xét… nhưng điều đó không có nghĩa là các học viên nộp hồ sơ cho những trường thuộc level 2 hoặc 3 sẽ ít có cơ hội du học hơn.

Theo – Megastudy

Du Học Úc : 21 ngành học sẽ được cộng 5 điểm khi xin thường trú tại Úc

Trong Thang Điểm Xét Định Cư hiện đang được áp dụng tại Úc, 21 ngành nghề sau đây sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho bạn khi có thêm 5 điểm cộng. Đây cũng chính là những ngành nghề mà nền kinh tế Úc đang có nhu cầu lớn về nhân lực.

Nhằm thu hút thêm nhiều nhân tài của nhóm ngành này làm việc và ở lại Úc, Chính phủ Úc đã ban hành những chính sách mới tạo nhiều thuận lợi hơn bằng cách thêm điểm khi các sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành này nộp hồ sơ di trú.

Những sinh viên hoàn tất chương trình học Masters by research / Thạc sĩ Nghiên cứu và Doctoral / Tiến sĩ và tốt nghiệp từ các trường của Úc trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kỹ sư hay toán (STEM) hoặc những chuyên ngành đặc biệt trong nhóm ngành công nghệ thông tin (ICT).

Sau nhiều khuyến nghị và đề xuất, tổng cộng có 21 lĩnh vực được chấp thuận trong phương cách tính điểm tay nghề mới này. Cụ thể, cơ quan ghi danh và quản lý các trường và khóa học cho sinh viên quốc tế CRICOS xác định 21 ngành học như sau:

1. Biological Sciences

2. Chemical Sciences

3. Earth Sciences

4. Mathematical Sciences

5. Natural and Physical Sciences

6. Other Natural and Physical Sciences

7. Physics and Astronomy

8. Computer Science

9. Information Systems

10. Information Technology

11. Other Information Technology

12. Aerospace Engineering and Technology

13. Civil Engineering

14. Electrical and Electronic Engineering and Technology

15. Engineering and Related Technologies

16. Geomatic Engineering

17. Manufacturing Engineering and Technology

18. Maritime Engineering and Technology

19. Mechanical and Industrial Engineering and Technology

20. Other Engineering and Related Technologies

21. Process and Resources Engineering.

Sinh viên quốc tế tốt nghiệp muốn xác định bằng cấp của mình có được hưởng ưu thế thêm 5 điểm hay không khi nộp hồ sơ xin thường trú, cần tìm hiểu và kiểm tra trên trang mạng CRICOS (http://cricos.education.gov.au/ )

Nếu bằng cấp là Thạc sĩ Nghiên cứu hay Tiến sĩ, và lĩnh vực chuyên môn là 1 trong 21 ngành mà CRICOS chấp thuận, sinh viên tốt nghiệp đó sẽ được thêm 5 điểm trong quá trình xét điểm định cư tay nghề.

Theo – Megastudy

Du Học Úc : Nước Úc có 6 đại học có tên trong top 100 trường hàng đầu thế giới

Úc có 6 trường trong danh sách 100 đại học tốt nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng uy tín của Times Higher Education vừa công bố. Những trường nào?

Đại học Melbourne đã tăng tám hạng, đồng vị trí thứ 33 trên thế giới với Georgia Institute of Technology của Mỹ, và trở thành trường đại học ở Úc có thứ hạng cao nhất trong bảng xếp hạng Times Higher Education 2016-2017 vừa công bố.

Đại học Quốc gia Úc (hạng 47), Đại học Queensland và Đại học Sydney (đồng xếp vị trí 60), Đại học Monash (74) và Đại học New South Wales (78), tất cả đều lên hạng so với kết quả năm 2015.

Bên cạnh sáu trường đại học của Úc lọt vào danh sách 100 trường hàng đầu, Đại học Western Australia (125) và Đại học Adelaide (142) lọt vào danh sách 200.

Đại học Newcastle, và Đại học Kỹ thuật Queensland trong nhóm trường hạng 201 đến 250.

Các trường Úc trong nhóm 251 đến 300 có Đại học Charles Darwin, Đại học Deakin, Đại học Griffith, Đại học James Cook, Đại học Macquarie, Đại học South Australia, Đại học Kỹ thuật Sydney, và Đại học Wollongong.

University of Oxford knocked five-time champion California Institute of Technology into second place in the Times Higher Education World University 2016

Đại học Oxford đứng đầu danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới, tạo ra kỷ lục đại học Anh đầu tiên giữ vị trí quán quân của Times Higher Education World University Rankings trong 12 năm qua.

Tiếp theo trong danh sách 2016-2017 là California Institute of Technology, Đại học Stanford, Đại học Cambridge và Massachusetts Institute of Technology.

Bảng xếp hạng hàng năm của Times Higher Education gồm 980 trường đại học hàng đầu trên thế giới, đánh giá họ qua các tiêu chí như giảng dạy, triển vọng quốc tế, nghiên cứu, trích dẫn, và thu nhập trong ngành kỹ nghệ giáo dục.

“Các trường đại học dẫn đầu của Úc thực hiện những công trình nghiên cức có sức ảnh hưởng rất lớn và thành công ở cả hai khía cạnh là thu hút nhân tài hàng đầu quốc tế và cộng tác với các học giả từ khắp nơi trên thế giới.”

Xét trên quy mô quốc gia, Hoa Kỳ là cường quốc khi nói đến giáo dục với kết quả 63 học viện và đại học trong nhóm 200 hạng đầu.

Vương Quốc Anh về nhì với 32 trường, Đức về ba với 22, Hòa Lan về tư với 13 trường, Canada và Úc cùng về năm, mỗi nước có 8 trường trong danh sách 200 đại học hàng đầu.

Năm nước dẫn đầu đã chiếm gần 75 phần trăm trong nhóm 200 trường đại học hàng đầu thế giới.

“Nhìn chung, các trường đại học dẫn đầu của Úc thực hiện những công trình nghiên cức có sức ảnh hưởng rất lớn và thành công ở cả hai khía cạnh là thu hút nhân tài hàng đầu quốc tế và cộng tác với các học giả từ khắp nơi trên thế giới,” biên tập của Times Higher Education, Phil Baty cho biết.

Ông Baty cũng nhận xét thêm, có vẻ như chương trình ‘Excellence in Research for Australia initiative’, thực hiện từ năm 2010 để đánh giá chất lượng công việc nghiên cứu của các trường đại học, mang đến kết quả.

Trong bảng xếp hạng vừa công bố 2016-2017, cả 24 trường đại học của Úc đều lên hạng hoặc giữ hạng năm trước, và có thêm 4 trường lọt vào danh sách được xếp hạng năm nay.

Năm nay 24 tổ chức tại Úc, hoặc di chuyển lên trong bảng xếp hạng hoặc giữ vị trí của họ và bốn khác đến vào bảng xếp hạng lần đầu tiên.

Châu Á lớn mạnh ‘thực tế và phát triển’
Tuy nhiên, ông Baty cũng cảnh báo Úc cũng cần nhìn đến ‘siêu cường giáo dục bậc đại học’ của các trường đại học châu Á, khi rõ ràng những người bạn láng giềng này có sự vươn mình rõ rệt trong bảng xếp hạng năm 2016.

“Thành công của Úc trên của bảng xếp hạng này sẽ không được bảo đảm trong dài hạn, trong khi nhiều trường đại học hàng đầu châu Á đang vươn lên”, Phil Baty

Đứng đầu của khu vực châu Á năm nay là Đại học Quốc gia Singapore, hạng 24, tiếp đến là Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc hạng 29, lên 13 hạng so với năm 2015. Đây là hai trường Châu Á có thứ hạng cao hơn so với trường xếp hạng cao nhất của Úc là Đại học Melbourne 33.

“Mặc dù quan niệm châu Á là ‘siêu cường bậc giáo dục đại học tiếp theo’ đã trở thành một cái gì đó sáo rỗng trong những năm gần đây, nhưng sự tăng hạng của châu lục này trong bảng xếp hạng là có thật và đang tiếp tục”, ông Baty nói.

“Thành công của Úc trên của bảng xếp hạng này sẽ không được bảo đảm trong dài hạn, trong khi nhiều trường đại học hàng đầu châu Á đang vươn lên để có tên trong những trường đại học hàng đầu thế giới.”

Không có trường Đại học nào của Việt Nam xuất hiện trong danh sách này.

Danh sách các trường đại học Úc trong Top 100
University of Melbourne: 33
Australian National University: 47
University of Queensland: 60
University of Sydney: 60
Monash University: 74
University of New South Wales: 78
Danh sách các trường đại học Úc trong Top 200
University of Western Australia: 125
University of Adelaide: 142
Source: THE rankings 2016

Theo SBS

Du học Úc : Sinh viên nước ngoài đến Úc đạt kỷ lục trong năm 2016

Số lượng sinh viên nước ngoài du học tại Úc tăng lên hơn 10% vào năm ngoài cao nhất so với từ trước tới giờ.

Số liệu thống kê mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo Liên bang cho thấy trong năm 2016 đã có hơn 554,000 sinh viên nước ngoài vào Úc để du học.

Với sự bùng nổ của số lương học sinh đến Úc này thì có nhhững quan ngại rằng các điều kiện cũng như dịch vụ cho học sinh sinh viên nước ngoài đã không thích ứng kịp thời để phục vụ tốt cho những sinh viên hoc sinh nước ngoài du học này.

Số lượng du học sinh nước ngoài tới Úc tăng nhiều hơn bao giờ hết, với con só thống kê cho biết có hơn nữa triệu sinh viên học sinh đã đến Úc trong năm 2016 vừa qua để theo học tại các trường Đại học, TAPE và trung học.

Những số liệu mới nhất này là từ báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Úc cho biết nguồn thu từ sinh viên nước ngoài vào Úc du học đạt được con số kỷ lục $21.8 tỷ dollars chỉ tính trong năm 2016.

Con số này đẩy việc xuất khẩu giáo dục tại chỗ của Úc lên đứng hàng thứ ba chỉ sau xuất khẩu quặng sắt và than đá coal tính trong doanh thu của nước Úc.

Việc gia tăng này chủ yếu từ việc gia tăng số sinh viên du học vào Úc với hơn 10% gia tăng trong năm 2016 mà phần lớn là từ du học sinh Trung Quốc và Ấn Độ.

Giảng viên kỳ cựu của trường Đại học Melbourne Michael Coelli nói ông không lấy làm ngạc nhiên với số liệu này.

“Con số gia tăng lớn này đến từ các sinh viên học sinh các nước trong khu vực Châu Á nơi tiếng Anh là ngoại ngữ và có sự gia tăng về các cơ hội việc làm ở nước họ. Chỉ có điều là mình không biết được liệu chiều hướng gia tăng này có kéo dài mãi được hay không nhưng hiện giờ thì thấy là chưa có dấu hiệu chậm lại.”

Ông Coelli nói việc đơn giản thủ tục xin visa du hcọ của chính phủ cũng như các cơ hội được ở lại thường trú tại Úc hấp dẫn nhiều du học sinh Châu Á tới Úc.

Tuy nhiên ông cũng nói rằng những đầu tư vào giáo dục gần đây của Trung Quốc cho thấy Úc cần phải nhìn rộng hơn vào trong khu vực này.

“Một phần của lý do mà du học sinh tới Úc là vì cơ hội việc làm tại nước họ có phần hạn chế. Chúng ta khá phụ thuộc vào nguồn học sinh đến từ một số nước chẳng hạn như Trung Quốc hay là Ấn Độ. Nếu mà chúng ta có htể mở rộng nguồn học sinh tiềm năng từ các nước khác thì nó có thể giúp chỉ số tăng trưởng này ổn định.”

Chỉ số tăng trưởng về lượng học sinh nước ngoài tới Úc` tăng lên ổn định từ đầu những năm 2000s, giúp dem lại nguồn lợi kinh tế cho toàn cộng đồng Úc.

Tổng trưởng Giáo dục và Đào tạo Simon Birmingham nói rằng giáo dục đang là mặt trận hàng đầu của Úc trong quá trình chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu từ việc bán nguồn khoáng sản sang nguồn thu đào tạo.

“Nguồn lợi từ việc đào tạo du học sinh nước ngoài không chỉ từ nguồn học phí mà còn từ việc cung cấp ăn ở, buôn bán và du lịch đã giúp làm tăng lên hơn 130,000 công ăn việc làm toàn thời tại khắp các thành phố lớn và những khu vực tập trung những nơi có truyền thống du học sinh đến theo học từ nhiều năn nay.”

Giảng viên lâu năn tại Đại học RMIT University Catherine Gomes, người chú tâm vào vấn đề du học sinh nước ngoài nói lời giới thiệu từ các học sinh đã từng tới úc học tới những lứa tiếp theo đóng một vai trò quan trọng trong việc chọn lựa đích đến của nguồn du học sinh tiềm năng.

Con số thống kê của Bộ giáo dục cũng bao gồm số liệu lấy từ các những khảo sát hơn 65,000 du học sinh quốc tế về kinh nghiệm học hành ăn ở của họ tại Úc.

Và kết quả cho thấy 9/10 người tỏ ra hài lòng với thời gian họ dùi mài kinh sử ở Úc Châu.

Bà Gomes nói việc giữ vững mức độ hài lòng của các khách hàng là du học sinh là điều quan trọng cần làm.

“Con số đưa ra đó là trong khoảng 8 đến 9 năm tới đây chúng ta phải đẩy số lương du học sinh đến Úc lên đến xấp xỉ một triệu, mà muố nvậy chúng ta phải chú trọng đến chất lượng dịch vụ cho họ. Và điều này cũng có nghĩa là chú trọng đến cái cách làm việc với các vần đề du học sinh tại các trường và các cơ sở.”

Bà cho biết nhiều sinh viên không nhận thức được quyền của mình theo đúng như luật pháp Úc quy địnhliến quan đến vấn đề làm việc hoặc thị trường nhà ở.

Bà nói điều đó khiến họ trở nên dễ bị lợi dụng, và các trường đại học cần phải làm nhiều hơn để hướng dẫn họ.

“Cũng có một vấn đề về văn hóa mà chúng ta cần quan tâm nhất là đối với những du học sinh đến từ các quốc gia Châu Á. Họ thường được nghe những lời khuyên đại loại như nên làm thế này và không nên làm thế khác, đừng có phàn nàn thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp’. Vì thế mà chúng ta cần phải phá vỡ cái rào cản này và điều này thật cũng không phải là dễ.”

VIET MAGAZINE (Theo sbs.com.au/vietnamese)