Số lượng sinh viên nước ngoài du học tại Úc tăng lên hơn 10% vào năm ngoài cao nhất so với từ trước tới giờ.
Số liệu thống kê mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo Liên bang cho thấy trong năm 2016 đã có hơn 554,000 sinh viên nước ngoài vào Úc để du học.
Với sự bùng nổ của số lương học sinh đến Úc này thì có nhhững quan ngại rằng các điều kiện cũng như dịch vụ cho học sinh sinh viên nước ngoài đã không thích ứng kịp thời để phục vụ tốt cho những sinh viên hoc sinh nước ngoài du học này.
Số lượng du học sinh nước ngoài tới Úc tăng nhiều hơn bao giờ hết, với con só thống kê cho biết có hơn nữa triệu sinh viên học sinh đã đến Úc trong năm 2016 vừa qua để theo học tại các trường Đại học, TAPE và trung học.
Những số liệu mới nhất này là từ báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Úc cho biết nguồn thu từ sinh viên nước ngoài vào Úc du học đạt được con số kỷ lục $21.8 tỷ dollars chỉ tính trong năm 2016.
Con số này đẩy việc xuất khẩu giáo dục tại chỗ của Úc lên đứng hàng thứ ba chỉ sau xuất khẩu quặng sắt và than đá coal tính trong doanh thu của nước Úc.
Việc gia tăng này chủ yếu từ việc gia tăng số sinh viên du học vào Úc với hơn 10% gia tăng trong năm 2016 mà phần lớn là từ du học sinh Trung Quốc và Ấn Độ.
Giảng viên kỳ cựu của trường Đại học Melbourne Michael Coelli nói ông không lấy làm ngạc nhiên với số liệu này.
“Con số gia tăng lớn này đến từ các sinh viên học sinh các nước trong khu vực Châu Á nơi tiếng Anh là ngoại ngữ và có sự gia tăng về các cơ hội việc làm ở nước họ. Chỉ có điều là mình không biết được liệu chiều hướng gia tăng này có kéo dài mãi được hay không nhưng hiện giờ thì thấy là chưa có dấu hiệu chậm lại.”
Ông Coelli nói việc đơn giản thủ tục xin visa du hcọ của chính phủ cũng như các cơ hội được ở lại thường trú tại Úc hấp dẫn nhiều du học sinh Châu Á tới Úc.
Tuy nhiên ông cũng nói rằng những đầu tư vào giáo dục gần đây của Trung Quốc cho thấy Úc cần phải nhìn rộng hơn vào trong khu vực này.
“Một phần của lý do mà du học sinh tới Úc là vì cơ hội việc làm tại nước họ có phần hạn chế. Chúng ta khá phụ thuộc vào nguồn học sinh đến từ một số nước chẳng hạn như Trung Quốc hay là Ấn Độ. Nếu mà chúng ta có htể mở rộng nguồn học sinh tiềm năng từ các nước khác thì nó có thể giúp chỉ số tăng trưởng này ổn định.”
Chỉ số tăng trưởng về lượng học sinh nước ngoài tới Úc` tăng lên ổn định từ đầu những năm 2000s, giúp dem lại nguồn lợi kinh tế cho toàn cộng đồng Úc.
Tổng trưởng Giáo dục và Đào tạo Simon Birmingham nói rằng giáo dục đang là mặt trận hàng đầu của Úc trong quá trình chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu từ việc bán nguồn khoáng sản sang nguồn thu đào tạo.
“Nguồn lợi từ việc đào tạo du học sinh nước ngoài không chỉ từ nguồn học phí mà còn từ việc cung cấp ăn ở, buôn bán và du lịch đã giúp làm tăng lên hơn 130,000 công ăn việc làm toàn thời tại khắp các thành phố lớn và những khu vực tập trung những nơi có truyền thống du học sinh đến theo học từ nhiều năn nay.”
Giảng viên lâu năn tại Đại học RMIT University Catherine Gomes, người chú tâm vào vấn đề du học sinh nước ngoài nói lời giới thiệu từ các học sinh đã từng tới úc học tới những lứa tiếp theo đóng một vai trò quan trọng trong việc chọn lựa đích đến của nguồn du học sinh tiềm năng.
Con số thống kê của Bộ giáo dục cũng bao gồm số liệu lấy từ các những khảo sát hơn 65,000 du học sinh quốc tế về kinh nghiệm học hành ăn ở của họ tại Úc.
Và kết quả cho thấy 9/10 người tỏ ra hài lòng với thời gian họ dùi mài kinh sử ở Úc Châu.
Bà Gomes nói việc giữ vững mức độ hài lòng của các khách hàng là du học sinh là điều quan trọng cần làm.
“Con số đưa ra đó là trong khoảng 8 đến 9 năm tới đây chúng ta phải đẩy số lương du học sinh đến Úc lên đến xấp xỉ một triệu, mà muố nvậy chúng ta phải chú trọng đến chất lượng dịch vụ cho họ. Và điều này cũng có nghĩa là chú trọng đến cái cách làm việc với các vần đề du học sinh tại các trường và các cơ sở.”
Bà cho biết nhiều sinh viên không nhận thức được quyền của mình theo đúng như luật pháp Úc quy địnhliến quan đến vấn đề làm việc hoặc thị trường nhà ở.
Bà nói điều đó khiến họ trở nên dễ bị lợi dụng, và các trường đại học cần phải làm nhiều hơn để hướng dẫn họ.
“Cũng có một vấn đề về văn hóa mà chúng ta cần quan tâm nhất là đối với những du học sinh đến từ các quốc gia Châu Á. Họ thường được nghe những lời khuyên đại loại như nên làm thế này và không nên làm thế khác, đừng có phàn nàn thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp’. Vì thế mà chúng ta cần phải phá vỡ cái rào cản này và điều này thật cũng không phải là dễ.”
VIET MAGAZINE (Theo sbs.com.au/vietnamese)