Di trú: Xin visa du lịch đến Úc vì sao người được người không?

Với một số lượng đơn xin visa theo diện du lịch khủng lồ như vậy, có nhiều trường hợp đầy đủ hoặc thừa điều kiện để tới Úc du lịch nhưng vẫn không được chấp thuận cấp thị thực (visa), vậy thì tại sao người thì được cấp còn có người thì lại không?

Hằng năm vào những dịp như lễ Giáng Sinh, có rất nhiều du khách muốn tận hưởng cái nóng khác thường của Úc trong khi không khí của mùa lễ này ở những nơi khác lại se lạnh thậm chí có tuyết nhiều. Theo thống kê gần đây của Bộ Di Trú cho thấy thời điểm xin Visa theo diện Du lịch nhiều nhất là từ tháng 9 đến tháng 12.

Hằng năm, có tới 200,000 đơn xin Visa du lịch tới Úc từ người dân của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sự phát triển kinh tế tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã khiến cho nhiều người chọn nước Úc đắt đỏ làm điểm đến du lịch chỉ đơn giản vì muốn tận mắt nhìn thấy những chú ‘chuột túi’ hình thù ra sao, muốn ăn trưa tại nhà hát Sydney hoặc để trải nghiệm cuộc sống gia đình tại đây.

Với một số lượng đơn xin visa theo diện du lịch khủng lồ như vậy, có nhiều trường hợp đầy đủ hoặc thừa điều kiện để tới Úc du lịch nhưng vẫn không được chấp thuận cấp thị thực (visa), vậy thì tại sao người thì được cấp còn có người thì lại không?

Xin visa du lịch đến Úc – Người được Người không?

1. Các loại Visa Du Lịch

Người ta hay nghĩ bình thường rằng du lịch thì đơn giản chỉ là… du lịch, nhưng thực tế visa du lịch còn được chia ra nhiều loại, ví dụ như du lịch phối hợp với việc khảo sát kinh doanh, du lịch vì muốn thăm người nhà đang du học, du lịch vì có thân nhân trực hệ tại Úc… Các bạn nên biết rằng các mục đích xin visa như vậy đều khác nhau.

Hai loại visa du lịch được áp dụng phổ biến nhất và thường xuyên được sử dụng cho người Việt Nam thuộc loại visa 600. Thứ nhất là Du Lịch (600.22) và thứ hai là Thăm Thân (600.23)

Du Lịch

Visa theo diện 600.22 này dành cho những đối tượng muốn tới Úc du lịch, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân và bạn. Visa này cũng cho phép đi học với khoá học dưới 3 tháng. Loại visa này thường yêu cầu thư mời từ phía Úc, ví dụ như trong trường hợp cha mẹ của du học sinh muốn tới Úc xem con mình học và ăn ở ra sao thì thư mời của trường học là điều không thể thiếu khi nộp đơn xin visa. Còn ví dụ trường hợp khác như người thân tại Úc đã định cư và muốn bảo lãnh cho cha/mẹ tới Úc theo diện 3 năm.

Thăm Thân

Visa theo diện 600.23 dành cho những đối tượng có thân nhân trực hệ đã định cư tại Úc và xin tới Úc thăm thân nhân. Hồ sơ theo diện này được nộp tại Úc và chính phủ có thể yêu cầu tiền thế chấp. Kinh nghiệm thông thường cho thấy số tiền thế chấp có thể lên tới $15,000.00. Hình thức này bắt buộc người thân tại Úc phải ký đơn cam kết và nếu đương đơn có vi phạm luật di trú thì người bảo lãnh sẽ bị trừng phạt, ví dụ như cấm bảo lãnh trong một thời gian nhất định, điều này cũng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người bảo lãnh.

Xin visa du lịch đến Úc – Người được Người không?

2. Các điều kiện ảnh hưởng đến việc xét duyệt Visa Du Lịch

Có những đương đơn đã rất nhiều lần xin visa tới Úc nhưng đều bị từ chối trong khi họ đã du lịch các nước khác như Mỹ, Canada, v.v… Độc giả alo Úc nên lưu ý Úc có hệ thống di trú độc lập và không ảnh hưởng bởi các quốc gia khác. Quý vị xin được visa tới Mỹ hoặc Canada để du lịch không có nghĩa quý vị có thể xin tới Úc một cách dễ dàng. Cũng như điều kiện xin visa Du Lịch đến các nước khác, các yếu tố ảnh hưởng đến việc được xét duyệt cấp thị thực bao gồm:

Mục đích của chuyến đi không rõ ràng

Khi xin visa du lịch hoặc thăm thân tại Úc, điều chính phủ đáng e ngại nhất là liệu đương đơn có phải thật sự tới Úc du lịch hay vì mục đích khác như tới Úc đi làm, tới Úc rồi trốn ở lại hoặc tới Úc vì mục đích tìm hôn thê để xin quốc tịch v.v… Đã từng có những trường hợp khi đương đơn đã được cấp visa du lịch, rồi lúc đến sân bay Úc, đương đơn bị phát hiện hành lý có đem theo  những giấy tờ tuỳ thân để tới Úc kết hôn với một người khác, hoặc còn có những người đem theo các dụng cụ dao kéo để tới Úc hành nghề cắt tóc chẳng hạn. Những trường hợp này sẽ bị huỷ visa ngay tại sân bay là điều dễ hiểu bởi mục đích du lịch của họ không còn tồn tại.

Chứng minh tài chính

Xin visa du lịch đến Úc – Người được Người không?

Điều thứ nhì mà chính phủ e ngại cấp visa du lịch vì khả năng tài chính của đương đơn. Điều quý vị cần chứng minh là làm sao đủ chi phí sinh hoạt sau khi tới Úc? Để tính một cách đơn giản, nếu muốn xin visa du lịch 1 tháng thì quý vị phải có đủ kinh tế để mua vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm du lịch, chi phí sinh hoạt và các khoản chi phí mua sắm khác nếu có. Nếu để tồn tại du lịch tại Úc thì tôi cho rằng số tiền cần chứng minh khoảng $10,000 là hợp lý. Số tiền này có thể chứng minh từ phía đương đơn hoặc người bảo lãnh. Quý vị lưu ý số tiền này nên có trong tài khoản ngân hàng một khoảng thời gian dài chứ không phải là chỉ cần bỏ số tiền $10,000.00 vào tài khoản để đối phó tại thời điểm nộp hồ sơ. Bộ Di Trú cũng thường từ chối các đơn xin visa vì số tiền chỉ mới bỏ vào tài khoản ngân hàng một thời gian ngắn, họ có lý do để nghi ngờ hành vi đó là không trung thực, chỉ nhằm để qua mặt việc xét duyệt hồ sơ.

Sự ràng buộc tại nước sở tại

Có mục đích qua Úc đúng đắn và có đủ tài chính để du lịch cũng chưa chắc chắn rằng quí vị sẽ được cấp visa, vì Bộ Di Trú còn phải xét duyệt xem liệu sau khi tới Úc du lịch, quý vị có trở về nước hay không? Điều này thường được chứng minh bởi các lý do ràng buộc để cho đương đơn phải quay về như công việc làm ổn định tại Việt Nam, sở hữu tài sản lớn như bất động sản và có gia đình ổn định tại Việt Nam như vợ/chồng và con cái. Những các yếu tố nêu trên sẽ khiến người du lịch phải quay trở về nước trước khi visa hết hạn.

Như vậy có thể thấy, không phải chỉ cần có một số tiền lớn để chứng minh khả năng tài chính là bạn có thể đến được cấp visa đến Úc, mà những điều kiện về thân thế, lý lịch, gia cảnh cũng sẽ là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn. Thông thường bộ Di Trú sẽ không trả lời cụ thể lí do mà họ từ chối đơn xin visa của bạn, nhưng chắc chắn họ đã tìm hiểu kỹ về các điều kiện của bạn và một trong số đó không đáp ứng đủ yêu cầu của Bộ Di Trú. Ví dụ như bạn có người thân (cha mẹ, vợ cũ, chồng cũ…) ở tại Úc và không có nhiều người thân hoặc điều kiện ràng buộc ở Việt Nam, họ có thể nghi ngờ bạn sẽ qua Úc và ở lại trái phép để sống cùng người thân bên kia. Mặc dù bạn không khai báo là có thân nhân ở nước ngoài nhưng bằng cách này hoặc cách khác họ vẫn có thể điều tra ra được, lúc đó hồ sơ của bạn mặc nhiên bị nghi ngờ là gian dối.

>> Như vậy, để xin Visa Du Lịch đến Úc bạn cần xem xét kĩ các yếu tố thân nhân, gia cảnh của mình, khai báo đầy đủ khi nộp hồ sơ, nếu cảm thấy không đầy đủ điều kiện để xin visa nhưng vẫn thực sự muốn đến Úc để du lịch thì bạn nên thông qua các công ty Du lịch đi theo tour để có sự bảo lãnh hợp pháp mặc dù chi phí chắc chắn sẽ cao hơn. Vì một khi bạn đã bị từ chối visa một lần thì khả năng tiếp tục xin lại mà không bổ sung hoặc giải trình được các điều kiện mới thì chắc chắn bạn cũng sẽ không được cấp visa nữa.

Thế Anh – Theo Baotinnhanh

Chính phủ Úc sẽ áp dụng thử nghiệm visa 3 năm cho người Việt đi du lịch Úc

Visa du lịch Úc nhập cảnh nhiều lần trong 3 năm cho người Việt nằm trong những loại visa mới mà chính phủ sẽ áp dụng để mời gọi khách du lịch và nhà đầu tư đến Úc.

Mời gọi khách đến du lịch Úc

Trong Ngân sách Liên bang 2016-17 vừa công bố đêm 3/5, chính phủ Úc cho biết sẽ áp dụng thử nghiệm nhiều loại visa mới trong những thị trường quan trọng để mời gọi khách đến du lịch Úc và nhà đầu tư.

Visa du học Úc rộng mở hơn trong năm 2016

Cụ thể là đưa ra hình thức visa du lịch nhập cảnh nhiều lần trong 3 năm (three-year multiple entry visa) dành cho công dân của những quốc gia có nguy cơ thấp về di trú, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, và Chile.

Ngoài ra còn dịch vụ cấp visa nhanh mà người nộp trả thêm tiền (user-pays fast-track visa service) đưa ra cho Ấn Độ và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Ước tính thay đổi này trong visa du lịch sẽ mang về số tiền $1,5 triệu đô la cho ngân sách chính phủ trong 4 năm, kể từ năm tài khóa 2016-17.

Chính phủ cho biết đây là chiến lược được xây dựng từ ‘Our North, Our Future – business, trade, and investment gateway’, trong bản phúc trình Kinh tế tài chánh giữa kỳ MYEFO 2015-16 công bố cuối năm vừa rồi, và Trung Quốc đã là quốc gia đầu tiên thử nghiệm hình thức cấp visa nhanh người nộp trả thêm tiền dịch vụ.

Chính phủ cũng cho biết cùng với những cải tổ khác trong vấn đề visa sẽ tiết kiệm được cho ngân sách số tiền $180 triệu đô la trong 3 năm từ 2017-18, bằng cách cải thiện quy trình xét duyệt visa tự động, cung cấp tùy chọn tự phục vụ, và khả năng duyệt xét tinh tế hơn.

Úc công bố danh sách những nghề được định cư mới năm 2016 – 2017

Bộ Di Trú Úc và Bảo vệ Biên giới (DIBP) vừa công bố Danh sách Tay nghề Định cư mới (Skilled Occupations List – SOL), sẽ có hiệu lực từ 1/7/2016.
A person circles real estate advertising in a newspaper in Brisbane, Monday, Jan. 6, 2014. (AAP Image/Dan Peled) NO ARCHIVING
A person circles real estate advertising in a newspaper in Brisbane, Monday, Jan. 6, 2014. (AAP Image/Dan Peled) NO ARCHIVING
Danh sách Tay nghề Định cư SOL sẽ được dùng để duyệt xét visa các subclass:

189 (Skilled Independent Visa)
489 (Skilled Regional Provisional Visa)
485 (Graduate Temporary Visa)
Bộ Di Trú cũng công bố danh sách Danh sách Tay nghề Định cư Úc Cần Bảo trợ (Consolidated Sponsored Occupations List – CSOL) trong dịp này, dành cho các hồ sơ xin visa subclass:

190 (Skilled Nominated Visa)
457 (Temporary Work Skilled Visa)
186 (Employer Nominated Scheme)
Những ngành nhiều du học sinh người Việt theo học vẫn nằm trong Danh sách Tay nghề Định cư SOL năm nay như:

Kế toán(Accountant, Management Accountant, Taxation Accountant)
Y tá(Nurse Practitioner, Registered Nurse)
Một số chuyên ngành IT Úc vẫn cần(ICT Business Analyst, Systems Analyst, Developer Programmer, Software Engineer, Computer Network & Systems Engineer, Telecommunications Engineer, Telecommunications Network Engineer…)
định cư úc

dinh-cu-uc
Những nhóm ngành mà Bộ giáo dục Úc hồi đầu năm cho rằng đã đủ người hoặc nhu cầu sẽ giảm như: Bác sĩ gia đình (General Practitioner), Bác sĩ Sản khoa và Phụ khoa (Obstetrician & Gynaecologist), Chuyên viên Nhãn khoa (Optometrist), Chuyên viên Vật lý trị liệu (Physiotherapist)… vẫn còn trong SOL 2016-17.

Trong khi Nha sĩ (Dentist), Giáo viên Tiểu học (Primary School Teacher), Dược sĩ (Hospital/ Industrial/ Retail Pharmacist), Chuyên gia dinh dưỡng về ăn kiêng (Dietitian), Chuyên viên làm web (Web developer)… đã rớt xuống, nằm trong danh sách Danh sách Tay nghề Định cư Cần Bảo trợ CSOL.

Danh sách Tay nghề Định cư SOL 2016-17 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2016.
—Theo alouc—