Melbourne tiếp tục dẫn đầu Top 10 thành phố đáng sống nhất trên thế giới năm 2016

Tạp chí The Economist vừa công bố bảng xếp hạng những thành phố đáng sống nhất trên toàn cầu năm 2016. Dẫn đầu danh sách này là thành phố Melbourne (Australia).

Bảng xếp hạng này đánh giá mức độ đáng sống của 140 thành phố trên thế giới dựa trên các tiêu chí về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng, văn hóa, môi trường và sự ổn định dựa trên thang điểm 100.
c631
1. Thành phố Melbourne – Australia (97,5/100 điểm).
b522

2. Thủ đô Vienna – Áo (97,4 điểm).

6703
3. Thành phố Vancouver – Canada (97,3 điểm).
ca04

4. Thành phố Toronto – Canada (97,2 điểm).
41d5

5. Thành phố Calgary – Canada (96,6 điểm).
8d96

6. Thành phố Adelaide – Australia (96,6 điểm).

5547

7. Thành phố Perth – Australia (95,9 điểm).
c768

8. Thành phố Auckland – New Zealand (95,7 điểm).
8999

9. Thành phố Helsinki – Phần Lan (95,6 điểm).
10

10. Thành phố Hamburg – Đức (95 điểm).
Lê Ngọc (Theo The Economist)

Hái nho – Việc làm thêm của nhiều du học sinh tại Úc

Bên cạnh việc học các môn bổ ích tại trường, du học sinh Việt Nam còn có cơ hội “đi làm farm” hái quả trên những cánh đồng của Australia. Đây được xem là công việc lý tưởng, dễ tìm, không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hay ngoại ngữ.

“Ngoài mức thu nhập tương đối ổn định, các bạn còn được hòa mình vào thiên nhiên ở những trang trại mênh mông thẳng tắp. Trải nghiệm thực tế này rất thú vị và xứng đáng khi học tập tại đất nước Kangaroo”, du học sinh Hoàng Thủy chia sẻ.

Các loại quả cần thu hoạch thông thường là nho, anh đào, mận, táo. Khi thu hoạch nho, bạn có thể ăn thoải mái ngay khi hái khỏi cành mà không cần rửa vì nho ở đây không sử dụng thuốc hóa học trong quá trình trồng trọt. Nho Australia có hàm lượng đường tự nhiên rất cao, góp phần làm nên ngành công nghiệp rượu vang ở đất nước này.

Việc làm thêm của du học sinh tại Úc

thungxlxxngxbarossa2

Mới nghe đến việc hái nho, bạn có thể nghĩ rằng đây là công việc nhẹ nhàng và lãng mạn, nhưng thực tế không hề đơn giản. Thông thường, người hái phải thức dậy từ 4h30 sáng để ăn sáng và chuẩn bị đồ ăn cho bữa trưa, sau đó đi ôtô đến cánh đồng nho thì đã tầm 5h30-6h sáng.

Khi mặt trời vừa lên, mọi người đều tranh thủ hái nho vào lúc này vì cái nắng buổi trưa và buổi chiều hơn 40 độ ở Australia sẽ làm người hái cảm thấy choáng. Đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng là biện pháp hữu hiệu nhất.

Quy trình hái nho đơn giản. Mỗi người sẽ phải chuẩn bị dụng cụ gồm các hộp nhựa, kéo chuyên dụng để cắt nho. Bạn để hộp nhựa hay hộp cotton ngay dưới giàn nho, sau đó cắt các chùm nho rồi để chúng vào các hộp này.

Đầy hết một hộp nhựa thì bạn lại chuyển sang hộp nhựa khác, cuối cùng các hộp nhựa này sẽ được chất lên xe chở hàng chuyên dụng.

Hái nho đòi hỏi sự dẻo dai vì bạn phải làm liên tục. Buổi trưa bạn sẽ được nghỉ khoảng một giờ để ăn trưa, thông thường mỗi người đều tự chuẩn bị một hộp cơm. Có một số chủ nhà tốt bụng, họ còn làm bánh và mang tới cho người làm vào giờ nghỉ trưa.

Bữa cơm trưa trên cánh đồng nho không lãng mạn như bạn tưởng vì thường có rất nhiều ruồi. Bạn phải vừa ăn, vừa lấy tay xua ruồi đi.

Một ngày hái nho thông thường kết thúc vào lúc 4h chiều. Theo như những người có kinh nghiệm đi làm nông trại thì việc hái nho được xem là nhẹ nhàng hơn so với việc hái các loại hoa quả như dâu tây, mận, đào.

Những dãy nho cao quá đầu, người hái có thể tránh được chút nắng, thùng nho cũng không nặng như các thùng hoa quả khác như táo, đào…

Tuy nhiên, đối với du học sinh, những người chưa làm quen với công việc nhà nông thì việc đi hái nho thực sự vất vả. Thông thường sau một buổi hái nho, ai nấy đều về nhà nghỉ ngay lập tức.

Hái nho ở Australia mang lại mức thu nhập trung bình là 100 đô Australia/ngày. Tùy từng nơi, có nơi chủ vườn trả tiền công theo giờ và có nơi trả tiền công theo số hộp nho hái được, khoảng 10 đô Australia/giờ hoặc 3 đô Australia/hộp nho. Với những nơi tính tiền theo thùng, bạn càng thu hoạch được nhiều hộp nho thì tiền công của bạn càng cao.

Với những ai ít phải lao động thì mỗi ngày chỉ thu hoạch được khoảng 30 hộp nho, trong khi đó có những người lại thu hoạch được 50 hộp hay 70 hộp. Dù bạn làm ít hay làm nhiều thì đều phải chịu thuế. Mỗi người phải có mã số thuế cá nhân và gửi mã số thuế cá nhân cho chủ sở hữu vườn nho. Đến cuối kỳ, bạn có thể được hoàn thuế theo đúng quy định luật pháp Australia.

Thủy nhìn nhận, thông qua công việc hái nho ở Australia, hầu hết du học sinh đều cảm nhận được sự khác biệt giữa nền nông nghiệp ở Việt Nam và Australia. Thứ nhất, nho ở Australia không sử dụng thuốc trừ sâu nhưng mang lại chất lượng cao. Thứ hai, sự công bằng trong lao động thể hiện ở thu nhập. Ai làm nhiều thì hưởng nhiều.

Thứ ba, dù là công việc đơn giản, chính sách thuế của Australia đều tác động trực tiếp và ngay lập tức đến thu nhập của bạn. Nếu bạn có mã số thuế, bạn sẽ được hoàn thuế, còn nếu bạn không đăng ký mã số thuế, bạn sẽ không được hưởng phần hoàn thuế đó. Để kiếm được đồng tiền, bạn phải thực sự bỏ sức lao động và nghiêm túc trong công việc của mình.

Thứ tư, đây là cách du học sinh quảng bá hình ảnh đất nước Australia thông qua những trải nghiệm thực tế của mình, cô nói.

Nguồn: Vnexpress

Những địa điểm “TUYỆT VỜI” mà bạn không thể bỏ qua khi đến Melbourne nước Úc

Được mệnh danh là “Melbourne diệu kỳ”, thành phố lớn thứ hai của nước Úc nổi tiếng là hiện đại, sôi động, thanh lịch và đa văn hóa. Nếu bạn đặt chân đến thành phố rộng lớn này, thì không thể bỏ qua những địa điểm và trải nghiệm thú vị dưới đây.

1. Tổ hợp Federation Square

melbourne-federation-square

Được khánh thành vào năm 2002, cho đến nay Federation Square đã trở thành một phần không thể thiếu của Melbourne và là địa điểm lý tưởng để bắt đầu khám phá thành phố. Federation Square là một tổ hợp văn hoá rộng tới 3,2 héc-ta bao gồm: bảo tàng, phòng trưng bày, shop và quán bar.

Đặc sắc nhất trong khu tổ hợp này là toà nhà The Atrium với kiến trúc lạ mắt, The Edge là nơi có thể ngắm toàn cảnh Melbourne, Triển lãm Quốc gia Victoria và khu vui chơi Artplay.

2. Vườn Bách thảo Hoàng gia

melbourne-royal-botanic-gardens

Nằm cách trung tâm không xa, Vườn Bách thảo Hoàng gia (Royal Botanic Gardens) là một trong những điểm du lịch hàng đầu của khu công viên xanh mở rộng về phía Nam sông Yarra. Được đánh giá là một trong những vườn bách thảo tốt nhất thế giới, nơi đây thu hút 1,5 triệu du khách mỗi năm.

3. Sân vận động Melbourne Cricket Ground (MCG)

melbourne-melbourne-cricket-ground

Với sức chứa lên tới 100.000 người, MCG được coi là sân vận động lớn nhất nước Úc và lớn thứ 10 thế giới. Nằm trong khuôn viên của MCG là Bảo tàng Thể thao Quốc gia, tại đây trưng bày kỷ niệm các khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử thể thao.

Du khách đến sân vận động còn được tham gia một trận cricket vào mùa hè và bóng đá vào mùa đông, hay thậm chí có thể thuê sân tennis.

4. Khu đô thị Southbank

melbourne-southbank-1

Khu đô thị công nghiệp Southbank nằm về phía Nam của Melbourne, nơi đây tập trung với mật độ cao các căn hộ toà nhà văn phòng. Nằm bên bờ sông Yarra, khu vực này là một địa điểm văn hoá thu hút rất đông du khách mà địa điểm nổi bật nhất là Trung tâm nghệ thuật Art Centre Melbourne.

5. Triển lãm Quốc gia Victoria

melbourne-national-gallery-of-victoria

Là phòng triển lãm nghệ thuật lâu đời nhất của nước Úc, National Gallery of Victoria (NGV) lưu trữ hơn 68 nghìn tác phẩm từ cổ vật Ai Cập và La Mã, nghệ thuật Châu Á cổ đại tới thời Phục Hưng, Ba-rốc và nghệ thuật đương đại, trong đó có những bộ sưu tập nghệ thuật quan trọng nhất của đất nước này.

NGV gồm 2 phòng trưng bày chính, mở cửa miễn phí. Ấn tượng nhất là trần nhà của khu vực Great Hall được ghép từ 10.000 mảnh kính nhiều màu sắc, trông như một tấm thảm Ba Tư khổng lồ và ngoạn mục.

6. Tòa tháp Eureka

thap-eureka-ve-gia-re-den-melbourne

Toà tháp 91 tầng này được đặt tên theo trận chiến Eureka Stockade nổi tiếng trong lịch sử nước Úc xảy ra vào cuối năm 1854 giữa tầng lớp công nhân mỏ với với thực dân. Điểm quan sát công cộng tại tầng thứ 88 của tòa tháp là điểm quan sát cao nhất so với toàn bộ các toà nhà ở Nam bán cầu.

7. Những con đường có mái vòm và các lối nhỏ

melbourne-arcades-and-laneways-2

Lang thang trong những mê cung và lối đi giữa các tòa nhà quanh các con phố quanh co, thanh lịch như Flinders, Collins, Bourke… là cách thú vị nhất để khám phá cuộc sống ở Melbourne.

Với nền đường được lát gạch mosaic, mái vòm được trang trí ấn tượng, xung quanh là các cửa hàng đẹp mắt, các con phố này xứng đáng để bạn bỏ ra một buổi sáng hoặc chiều để tản bộ và ngắm nghía.

8. Bảo tàng Melbourne

bao-tang-melbourne2

Được xây dựng vào năm 1880 để tổ chức Triển lãm Quốc tế Melbourne, toà nhà còn là nơi tổ chức Quốc hội liên bang của Úc lần đầu tiên, vào năm 1901.

Bảo tàng có kiến trúc hiện đại, được chia thành tám phòng triển lãm riêng biệt trải rộng trên ba tầng, là nơi trưng bày những bộ sưu tập nghệ thuật, thiết kế và văn hóa, cùng nhiều hiện vật nguyên thủy, thiết kế công nghiệp và nhiếp ảnh.

9. Sở thú Melbourne

melbourne-melbourne-zoo-1

Sở thú rộng lớn này là nơi sinh sống của hơn 320 loài động vật có nguồn gốc từ nước Úc và khắp nơi trên thế giới. Melbourne Zoo cũng là sở thú lâu đời nhất ở Úc.

Tại đây mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ khi được tận mắt chứng kiến cuộc sống của muôn loài quy tụ trong một khuôn viên khổng lồ với mỗi khu vực dành cho mỗi loài được thiết kế riêng theo đặc tính của từng loài.

10. Captain Cook’s Cottage

captain-cook-s-cottage-by-luk54321-d62h0ka

Ngôi nhà của thuyền trưởng James Cook cổ kính, mộc mạc và được bao quanh bởi cây xanh tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Vốn nằm ở  Yorkshire Vương quốc Anh, ngôi nhà được di chuyển nguyên vẹn đến từng viên gạch đến Melbourne vào năm 1933.

Nhà thám hiểm Jame Cook (1728-1779) là người châu Âu đầu tiên cập bến đường bờ biển phía Đông của Úc và hòn đảo Hawaii, ông cũng là người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh New Zealand bằng đường biển.

11. Du thuyền trên sông Yarra

melbourne-yarra-river-cruise-1

Đi thuyền trên sông Yarra không chỉ là cách tuyệt vời nhất để ngắm cảnh, mà còn là chuyến khám phá lịch sử của con sông được ví như trái tim của thành phố này. Có rất nhiều du thuyền cho du khách lựa chọn, phổ biến nhất là Birrarung Marr và Williamstown.

12. Queen Victoria Market

melbourne-queen-victoria-market

Khu chợ này là một địa điểm phổ biến không chỉ với dân địa phương mà còn cả du khách du lịch, biểu tượng lịch sử này từng là trung tâm mua sắm từ năm 1878. Tại đây bày bán vô số các mặt hàng, từ thực phẩm đến quần áo, sản phẩm nghệ thuật, đồ chơi cùng nhiều quà lưu niệm hiếm có. Chợ chỉ họp 5 ngày trong tuần.

Nguồn: Du lịch