Danh sách trường ưu tiên không cần chứng minh tài chính khi du học Úc từ sau 1/7/2016

Danh sách trường ưu tiên không chứng minh tài chính du học Úc được áp dụng từ sau ngày 1/7/2016 theo quy định mới.

Từ sau 1/7/2016 này, chính sách xét duyệt Visa du học Úc mới SSVF sẽ chính thức được áp dụng. Với quy định mới này, phụ huynh cần chứng minh thu nhập để chứng minh đủ tài chính đảm bảo cho việc học của con mình, nhưng Lãnh sự quán cũng cho một hướng mở khác, nếu bạn đi học tại những Trường sau thì không cần chứng minh thu nhập.

Dưới đây là danh sách các trường chính thức được miễn chứng minh tài chính khi du học Úc được áp dụng từ sau 1/7/2016:

I. High School:

  1. Taylors College
  2. Kilmore Private High School
  3. SA Government Schools
  4. Education Queensland International (EQI)
  5. John Paul International College
  6. ACT Government School

II. VTE & English

  1. Navitas English
  2. William Anglis Institute
  3. Hawthorn English
  4. Embasssy English
  5. ILSC
  6. Kaplan International
  7. Phoenix Academy

III. COLLEGE & INSTITUTE

  1. William Angliss Institute
  2. Kaplan International
  3. Blue Mountain IHMS
  4. SAE

uts-podium-extension-2b

IV. UNIVERSITY

  1. Monash University
  2. RMIT
  3. The University of Melbourne
  4. Deakin University
  5. Macquarie University
  6. University of Technology – Sydney
  7. The University of New South Wales
  8. The University of Sydney
  9. University of South Australia
  10. The University of Adelaide
  11. Carnegie Mellon University – Adelaide Campus
  12. The University of Western Australia
  13. Queensland University of Technology
  14. Bond University
  15. The University of Queensland
  16. Australia National University
  17. International College of Management Sydney.

Vừa rồi là danh sách được chúng tôi tổng hợp để tiện cho các bạn tham khảo. Chúc các bạn may mắn thành công trên con đường đã chọn.

— Theo alouc.com —

Suốt 25 năm qua Australia không suy thoái lần nào

Hàng trăm tỷ USD được rót vào các dự án khai mỏ đã giúp xuất khẩu tài nguyên của nước này tăng mạnh…

Nền kinh tế Australia đã tăng trưởng tốc độ nhanh nhất trong 4 năm, đánh dẫu chuỗi 25 năm không hề suy thoái. Hãng tin Reuters cho biết, xuất khẩu tăng trưởng mạnh đã giúp Australia bù đắp nhu cầu yếu của thị trường nội địa.

Thống kê mới nhất cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong vòng 1 năm tính đến hết quý 2 năm nay của Australia tăng 3,3%, so với mức tăng 2,9 % đạt được trong vòng 1 năm tính đến hết quý 1.

Tăng trưởng GDP quý 2 của Australia được hỗ trợ bởi việc đẩy mạnh chi tiêu công của Chính phủ nước này trước cuộc bầu cử Quốc hội, kết hợp với mức tăng khiêm tốn trong chi tiêu của các hộ gia đình và hoạt động xây dựng. Những yếu tố này đã bù đắp sự suy giảm mạnh trong đầu tư vào lĩnh vực khai mỏ – nhân tố cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế giàu tài nguyên Australia trong hơn 3 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, trong cả năm qua, thương mại mới là nhân tố hỗ trợ tích cực nhất đối với tăng trưởng kinh tế Australia. Hàng trăm tỷ USD được rót vào các dự án khai mỏ ở Australia trước đây đã giúp xuất khẩu tài nguyên của nước này tăng mạnh.

Thương mại đóng góp ít nhất 2,2 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng GDP của Australia trong vòng 1 năm tính đến hết tháng 6.

Trong khi đó, nhu cầu của thị trường nội địa chỉ tăng 1,2% trong cả năm, trong đó tiêu dùng của các hộ gia đình tăng 1,6%.

Các con số thống kê cũng cho thấy nền kinh tế Australia chưa đủ “nóng” để thúc đẩy lạm phát. Chỉ số giá chính của nước này chỉ tăng 0,3% trong cả năm.

Theo giới phân tích, lạm phát của Australia đã ở mức quá thấp trong thời gian quá dài, nên Ngân hàng Trung ương nước này (RBA) có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất trong tháng 11. Hồi tháng 8, RBA đã hạ lãi suất về mức thấp kỷ lục 1,5%.

Tổng cục Thống kê Australia (ABS) cho biết GDP cả năm của nước này ước tính đạt 1,65 nghìn tỷ Đôla Australia, tương đương 1,26 nghìn tỷ USD. GDP bình quân đầu người của quốc gia 24 triệu dân này đạt khoảng 68.929 Đôla Australia.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm của Australia vượt trội so với mức tăng 1,2% của Mỹ, 1,6% của Liên minh châu Âu (EU), 2,2% của Anh, và 3,2% của Đức.

Theo Thăng Điệp

VnEconomy

Theo Bộ di trú Úc : Hơn 50.000 visa đã được cấp trong năm 2015 cho diện phối ngẫu/hôn phu/hôn thê tại Úc

Mặc dù rất tốn kém nhưng thống kê cho thấy hàng năm người Úc vẫn tìm người phối ngẫu ở ngoại quốc, trong đó Việt Nam là địa điểm xếp hàng thứ tư.

Bộ Di trú cho biết hơn 50 ngàn visa đã được cấp trong năm 2015 cho diện phối ngẫu/hôn phu/hôn thê, đông nhất đến từ Trung Quốc.

Kế đến là Ấn Độ, Anh Quốc, Việt Nam, Phillipnes, Thái Lan, Hoa Kỳ, Afghanistan và Pakistan.

ket-hon-gia

Chính phủ đã tăng lệ phí nộp đơn cho loại visa này hiện nay là $6.865 đô la Úc, cao hơn nhiều so với các nước khác.

Lệ phí ở Anh Quốc chỉ bằng phân nửa, tương đương với $2.428 Úc kim, trong khi tại Mỹ chỉ có $1.477 Úc kim.

Nếu như người phối ngẫu của bạn có con cái, lệ phí cho mỗi đứa là $2.370 Úc kim.

Ngoài lệ phí nộp đơn, họ còn phải trả tiền kiểm tra sức khỏe ($300), kiểm tra hạnh kiểm ($50-150), vé máy bay, tiền luật sư ($3,000-5,000).

Thống kê của Bộ Di trú cho thấy khoảng 80% đơn xin visa phối ngẫu thành công.

Chuyên viên di trú Zeke Bentley từ công ty The Migration Place nói với SBS, lệ phí visa thường có khuynh hướng tăng mỗi năm, nhưng vô cùng nhanh đối với loại visa phối ngẫu.

“Nó ảnh hưởng đến quyền của công dân Úc muốn sống với người họ yêu, có vẻ như chính phủ lợi dụng quan hệ hôm nhân của người dân”, ông Bently nói.

Việc tăng lệ phí loại visa này được công bố từ tháng 12 năm 2014 dưới thời chính phủ Abbott, nhưng sau đó lại tiếp tục tăng nữa.

Cách đây 5 năm lệ phí này chỉ có $1.735 Úc kim.

Ông Bentley cho biết chính phủ cũng thay đổi thủ tục bảo lãnh hôn thê khó khăn hơn, với thời gian chờ đợi tối thiểu là một năm, và giới hạn visa bắt cầu.

“Điều đó khiến cho việc gặp nhau ở Úc trong thời gian chờ đợi là gần như không thể làm được.”

Khi chính phủ tăng gần 50% lệ phí visa phối ngẫu, họ cũng đồng thờ tăng 1% lệ phí loại visa kinh doanh.

Bộ Di trú cho biết lệ phí visa được sung vào công quỹ của chính phủ chứ không của riêng bộ này.

Viện Di dân Úc nghĩ rằng lệ phí visa nên được liên kết với các dịch vụ di trú để có thể làm tốt hơn.

Nguồn: SBS

Giá nhà tại các thành phố lớn của Australia tăng trở lại

Theo số liệu nghiên cứu mới nhất của công ty CoreLogic, trong 4 tháng đầu năm 2016, giá nhà tại các thành phố lớn nhất Australia đã tăng thêm 3,3% so với cùng kì năm trước.

Sau một khoảng thời gian khá bình ổn, giá nhà tại các thành phố trọng điểm của Australia đã bắt đầu tăng trở lại. Theo chỉ số giá nhà mới nhất do hãng nghiên cứu CoreLogic công bố, giá nhà trong tháng 4 vừa qua đã tăng trung bình 1,7%.

Trên toàn lãnh thổ Australia, thị trường nhà đất ghi nhận nhiều xu hướng hỗn hợp. Tuy nhiên, theo ông Tim Lawless – Giám đốc nghiên cứu của CoreLogic, xu hướng tăng giá nhà đang lan rộng tại hầu hết các thành phố lớn.

bat dong san uc
Xu hướng tăng giá nhà đang lan rộng tại các thành phố lớn của Australia. Ảnh: laodong.com.vn

Ông Lawless cho biết: “Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng giá nhà hiện đang nhanh hơn so với thời điểm 3 tháng cuối năm 2015. Sau khi đạt đỉnh vào năm ngoái, giá nhà tại Sydney và Melbourne đã dần ổn định hơn. Nhưng gần đây, giá nhà có xu hướng tăng trở lại dù không quá nhanh như trước.”

Các dữ liệu cho thấy tỷ lệ tăng trưởng giá nhà hàng năm ở Sydney đạt đỉnh ở mức 18,4% vào tháng 7 năm ngoái rồi giảm dần về mức 8,9% hiện tại. Trong khi đó, Melbourne cũng giảm từ đỉnh cao14,2% xuống 10,1%, đồng thời là thành phố duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng hai con số so với năm ngoái.

So với thời điểm tháng 6/2012, giá nhà tại các thành phố lớn nhất Australia tăng trung bình 34,4%, dẫn đầu là Sydney (tăng 52,7%) và Melbourne (tăng 37.1%). Thành phố Brisbane nổi lên như một điểm sáng mới sau hai thị trường truyền thống kể trên.

Riêng tại hai thành phố Perth và Darwin, thị trường nhà đất ghi nhận xu hướng giảm giá nhà so với cùng kì năm ngoái, với mức giảm lần lượt là 2,1% và 3,7%.

Liên Hương
(Theo Nhịp sống thời đại)

Nước Úc gửi thông điệp tới Trung Quốc: Hãy tìm mua nhà ở nơi khác!

Giá trị của các vụ đầu tư nước ngoài mới đã được chính quyền chấp thuận đối với bất động sản (BĐS) Úc từ năm 2012 tới năm 2015. Theo đó, lượng đầu tư từ Trung Quốc tăng gấp đôi trong 2 năm liên tiếp.
Mới đây, người mua nhà từ Trung Quốc đã nhận được một thông điệp hết sức rõ ràng từ các ngân hàng Úc đó là: Hãy tìm mua nhà ở nơi khác!

Ngân hàng Citigroup tại Úc vừa đưa ra thông báo sẽ không chấp nhận các khoản vay tại Úc dựa trên các khoản thu nhập bằng đồng nhân dân tệ và 4 đồng tiền của các quốc gia châu Á khác. Trước đó, National Australia Bank, Commonwealth Bank of Australia và ANZ đều đưa ra quy định giới hạn các khoản vay BĐS đối với những cá nhân không cư trú tại địa phương.

Các ngân hàng tại Úc chịu áp lực từ chính quyền trong việc hỗ trợ người dân Úc mua nhà, trong bối cảnh giá nhà tăng lên từng ngày, do nhu cầu lớn từ những người nước ngoài, phần lớn tới từ Trung Quốc. Trong tháng 4/2016, Westpac Banking tuyên bố sẽ ngừng cho vay đối với khách hàng nước ngoài không cư trú chính thức tại Úc.

Thông báo của ngân hàng này cho hay, Westpac muốn hỗ trợ người dân Úc trong việc sở hữu ngôi nhà hoặc đầu tư BĐS tại quê hương mình.

mua nha o uc

bất động sản Úc
Người mua nhà từ Trung Quốc đã nhận được một thông điệp hết sức rõ ràng
từ các ngân hàng Úc đó là: Hãy tìm mua nhà ở nơi khác!
Theo thống kê, giao dịch nhà đất có yếu tố người nước ngoài chiếm 20,9% doanh số bán nhà tại Úc trong năm tài chính kết thúc vào tháng 5/2015, tức tăng 7,9% so với 12 tháng trước đó. Chính nguồn tiền lớn từ bên ngoài đã khiến giá nhà tại Úc tăng chóng mặt, cụ thể, giá nhà tại các thành phố lớn nhất tại đây tăng 50% kể từ cuối năm 2008.

Với cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 7 tới, Thủ tướng Malcolm Turnbull và Đảng Lao động đối lập đều vận động tranh cử bằng thông điệp: Giúp giá nhà trở nên thích hợp hơn với người dân Úc.

James Laurenceson, giáo sư kinh tế học, Phó giám đốc tại Viện Nghiên cứu quan hệ Australia – Trung Quốc, thuộc Đại học Công nghệ Sydney cho biết, cộng đồng hiện rất để tâm tới các khoản đầu tư vào thị trường BĐS Úc từ nước ngoài và các chính trị gia có thể nhận được nhiều sự ủng hộ hơn nếu chạm vào điểm này.

Không chỉ tại Úc, việc người nước ngoài, phần lớn tới từ Trung Quốc mua nhà tại New Zealand cũng đã đẩy giá BĐS tại đây tăng 34% kể từ tháng 4/2012, theo số liệu của Viện nghiên cứu BĐS New Zealand.

Theo Phil Twyford, nghị sĩ Quốc hội và là người phát ngôn của Đảng Lao động Úc, thị trường BĐS trong tình trạng quá nóng, tạo nên những nguy cơ rất lớn. Các nhà đầu cơ tìm cách đẩy giá BĐS ngay cả ở những vùng ngoại ô và nhu cầu lớn từ những cá nhân nước ngoài là lý do chính dẫn tới hiện tượng giá nhà tăng quá nhanh này.

Trong năm 2015, giới chức Úc đã mạnh tay siết chặt hoạt động tại thị trường BĐS nước này, nhất là với các hoạt động lách luật. Theo quy định thì người nước ngoài chỉ được mua nhà mới xây dựng, nhưng các công ty BĐS vẫn tìm cách để bán những căn nhà cũ. Với việc kiểm tra nghiêm ngặt, giới chức Úc đã buộc những người mua nhà cũ phải bán lại các BĐS này với giá trị hơn 76 triệu AUD (tương đương 55 triệu USD).

Ngoài ra, trong tháng 12 năm ngoái, Chính phủ Australia đưa ra quy định mới đối với mức phí dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, với thương vụ trị giá 1 triệu AUD, mức phí là 5.000 AUD và phải nộp thêm 10.000 AUD với mỗi 1 triệu AUD đầu tư tăng thêm. Riêng chính quyền bang Victoria sẽ đánh thuế sở hữu BĐS gấp đôi đối với người mua từ nước ngoài trong tháng 7/2016.

Trên toàn nước Úc, tiền phí đối với việc chuẩn bị các giấy tờ hợp lệ để bán nhà cho người nước ngoài sẽ tăng lên 7% theo quy định mới thay vì 3% như trước đây; đồng thời, số phí phải nộp đối với người sở hữu nhà nhưng không thường xuyên cư trú sẽ tăng từ 0,5% lên 1,5%.

Những quy định khắt khe này bước đầu đã có những tác động nhất định. Theo Antony Woodley, người phụ trách bán đấu giá tại Marshal White (Melbourne), mặc dù vẫn có nhiều khách hàng nước ngoài mua nhà, song số lượng người mua nhà trong vài tháng qua đã không còn tăng mạnh như giai đoạn trước.

Được biết, thị trường BĐS Úc có sức hút rất lớn đối với các cá nhân tới từ Trung Quốc. Han Fantong, một kế toán nhập cư từ Trung Quốc vừa mua một căn hộ 3 phòng ngủ tại Melbourn với giá 930.000 AUD tiết lộ, ở đây giá nhà vẫn rẻ hơn và có chất lượng tốt hơn, không khí trong sạch, yên tĩnh, không bị ô nhiễm như ở Bắc Kinh. Với mức giá đó, tôi sẽ chẳng bao giờ có thể mua được 1 căn nhà kiểu Mỹ, có vườn như thế này tại Bắc Kinh.

(Theo Đầu tư chứng khoán)

Úc bắt đầu nhận thanh niên Việt Nam tới du lịch và làm việc từ 1/7

Hàng năm, Úc sẽ cấp tối đa 200 thị thực (visa) cho công dân Việt Nam lưu trú để du lịch Úc nhưng được tìm việc làm hợp pháp với mức lương cao tại Úc trong thời gian tối đa 12 tháng.

Đây là một trong những nội dung của Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Úc về Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ. Dự kiến chương trình sẽ được triển khai từ ngày 1/7.

Để được tham gia vào chương trình này, công dân Việt Nam phải đáp ứng một số điều kiện về sức khỏe, khả năng tài chính, trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, nhân thân và được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giới thiệu.

Bất động sản úc
Theo quy định của chính phủ Úc, công dân Việt Nam cũng như công dân các quốc gia khác đã ký thỏa thuận hợp tác với Úc trong chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể: Có nguyện vọng làm việc kết hợp kỳ nghỉ ở Úc trong thời hạn một năm, trong độ tuổi từ 18 đến 30, có hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực, không có con cái ở cùng trong thời gian làm việc kết hợp kỳ nghỉ tại Úc.

Đặc biệt, người lao động phải có năng lực tài chính đủ để trang trải cho các chi phí của bản thân trong thời gian làm việc kết hợp kỳ nghỉ tại Úc (khoảng 5.000 AUD, tương đương 85 triệu đồng)

Theo bản thỏa thuận, người mang thị thực chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ được phép sử dụng thị thực này để xuất cảnh và nhập cảnh nhiều lần trong thời gian lưu trú 12 tháng. Tuy nhiên, người mang thị thực này phải chấp hành pháp luật, quy định của bên tiếp nhận và không được làm những công việc trái với mục đích nhập cảnh, không được làm việc toàn bộ 12 tháng trong kỳ nghỉ.

Mục đích chủ yếu của việc lưu trú theo loại thị thực này là đi nghỉ nhưng tìm được việc làm, không được làm việc cho một chủ sử dụng lao động quá sáu tháng và không được tham gia khóa học tập hoặc đào tạo có thời hạn quá bốn tháng.

Công dân Việt Nam tham gia chương trình này có thể học tập từ phía Úc kinh nghiệm làm việc, cách thức sản xuất kinh doanh, quản trị nhân lực…

Ngoài Việt Nam, Úc đã có các thỏa thuận tương tự với Israel, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ba Lan, Argentina, Bangladesh, Chile, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Uruguay.

Hiện nay, lương tối thiểu đối với lao động nước ngoài tại Úc là 54.000 AUD/người/năm (khoảng 900 triệu đồng/người/năm). Úc đang thiếu lao động trong nhiều ngành nghề như: Thợ làm bánh, đầu bếp, thợ hàn, điện, cơ khí, khai thác mỏ, lĩnh vực y khoa…

— theo alouc.com —