Du Học Úc : Nước Úc có 6 đại học có tên trong top 100 trường hàng đầu thế giới

Úc có 6 trường trong danh sách 100 đại học tốt nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng uy tín của Times Higher Education vừa công bố. Những trường nào?

Đại học Melbourne đã tăng tám hạng, đồng vị trí thứ 33 trên thế giới với Georgia Institute of Technology của Mỹ, và trở thành trường đại học ở Úc có thứ hạng cao nhất trong bảng xếp hạng Times Higher Education 2016-2017 vừa công bố.

Đại học Quốc gia Úc (hạng 47), Đại học Queensland và Đại học Sydney (đồng xếp vị trí 60), Đại học Monash (74) và Đại học New South Wales (78), tất cả đều lên hạng so với kết quả năm 2015.

Bên cạnh sáu trường đại học của Úc lọt vào danh sách 100 trường hàng đầu, Đại học Western Australia (125) và Đại học Adelaide (142) lọt vào danh sách 200.

Đại học Newcastle, và Đại học Kỹ thuật Queensland trong nhóm trường hạng 201 đến 250.

Các trường Úc trong nhóm 251 đến 300 có Đại học Charles Darwin, Đại học Deakin, Đại học Griffith, Đại học James Cook, Đại học Macquarie, Đại học South Australia, Đại học Kỹ thuật Sydney, và Đại học Wollongong.

University of Oxford knocked five-time champion California Institute of Technology into second place in the Times Higher Education World University 2016

Đại học Oxford đứng đầu danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới, tạo ra kỷ lục đại học Anh đầu tiên giữ vị trí quán quân của Times Higher Education World University Rankings trong 12 năm qua.

Tiếp theo trong danh sách 2016-2017 là California Institute of Technology, Đại học Stanford, Đại học Cambridge và Massachusetts Institute of Technology.

Bảng xếp hạng hàng năm của Times Higher Education gồm 980 trường đại học hàng đầu trên thế giới, đánh giá họ qua các tiêu chí như giảng dạy, triển vọng quốc tế, nghiên cứu, trích dẫn, và thu nhập trong ngành kỹ nghệ giáo dục.

“Các trường đại học dẫn đầu của Úc thực hiện những công trình nghiên cức có sức ảnh hưởng rất lớn và thành công ở cả hai khía cạnh là thu hút nhân tài hàng đầu quốc tế và cộng tác với các học giả từ khắp nơi trên thế giới.”

Xét trên quy mô quốc gia, Hoa Kỳ là cường quốc khi nói đến giáo dục với kết quả 63 học viện và đại học trong nhóm 200 hạng đầu.

Vương Quốc Anh về nhì với 32 trường, Đức về ba với 22, Hòa Lan về tư với 13 trường, Canada và Úc cùng về năm, mỗi nước có 8 trường trong danh sách 200 đại học hàng đầu.

Năm nước dẫn đầu đã chiếm gần 75 phần trăm trong nhóm 200 trường đại học hàng đầu thế giới.

“Nhìn chung, các trường đại học dẫn đầu của Úc thực hiện những công trình nghiên cức có sức ảnh hưởng rất lớn và thành công ở cả hai khía cạnh là thu hút nhân tài hàng đầu quốc tế và cộng tác với các học giả từ khắp nơi trên thế giới,” biên tập của Times Higher Education, Phil Baty cho biết.

Ông Baty cũng nhận xét thêm, có vẻ như chương trình ‘Excellence in Research for Australia initiative’, thực hiện từ năm 2010 để đánh giá chất lượng công việc nghiên cứu của các trường đại học, mang đến kết quả.

Trong bảng xếp hạng vừa công bố 2016-2017, cả 24 trường đại học của Úc đều lên hạng hoặc giữ hạng năm trước, và có thêm 4 trường lọt vào danh sách được xếp hạng năm nay.

Năm nay 24 tổ chức tại Úc, hoặc di chuyển lên trong bảng xếp hạng hoặc giữ vị trí của họ và bốn khác đến vào bảng xếp hạng lần đầu tiên.

Châu Á lớn mạnh ‘thực tế và phát triển’
Tuy nhiên, ông Baty cũng cảnh báo Úc cũng cần nhìn đến ‘siêu cường giáo dục bậc đại học’ của các trường đại học châu Á, khi rõ ràng những người bạn láng giềng này có sự vươn mình rõ rệt trong bảng xếp hạng năm 2016.

“Thành công của Úc trên của bảng xếp hạng này sẽ không được bảo đảm trong dài hạn, trong khi nhiều trường đại học hàng đầu châu Á đang vươn lên”, Phil Baty

Đứng đầu của khu vực châu Á năm nay là Đại học Quốc gia Singapore, hạng 24, tiếp đến là Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc hạng 29, lên 13 hạng so với năm 2015. Đây là hai trường Châu Á có thứ hạng cao hơn so với trường xếp hạng cao nhất của Úc là Đại học Melbourne 33.

“Mặc dù quan niệm châu Á là ‘siêu cường bậc giáo dục đại học tiếp theo’ đã trở thành một cái gì đó sáo rỗng trong những năm gần đây, nhưng sự tăng hạng của châu lục này trong bảng xếp hạng là có thật và đang tiếp tục”, ông Baty nói.

“Thành công của Úc trên của bảng xếp hạng này sẽ không được bảo đảm trong dài hạn, trong khi nhiều trường đại học hàng đầu châu Á đang vươn lên để có tên trong những trường đại học hàng đầu thế giới.”

Không có trường Đại học nào của Việt Nam xuất hiện trong danh sách này.

Danh sách các trường đại học Úc trong Top 100
University of Melbourne: 33
Australian National University: 47
University of Queensland: 60
University of Sydney: 60
Monash University: 74
University of New South Wales: 78
Danh sách các trường đại học Úc trong Top 200
University of Western Australia: 125
University of Adelaide: 142
Source: THE rankings 2016

Theo SBS

Chính phủ Úc chính thức cấp Visa làm việc và du lịch cho công dân Việt Nam

Theo trang web chính thức của Bộ Di Trú và Bảo Vệ Biên Giới nước Úc, từ ngày 1/3/2017 công dân Việt Nam có đủ điều kiện sẽ được cấp Visa Work and Holiday subclass 462 theo thoả thuận hợp tác lao động giữa hai nước.

Người được cấp visa này có thể làm việc và du lịch tại Úc trong thời gian lên đến một năm. Người nộp đơn xin visa 462 phải có đủ các điều kiện sau:

– Công dân mang hộ chiếu các nước có trong danh sách (xem danh sách các nước)

– Trong độ tuổi từ 18-31

– Không có trẻ em phụ thuộc, đi cùng trong thời gian tại Úc

– Không làm việc quá 6 tháng cho một chủ lao động

– Đủ yêu cầu về Tiếng Anh

– Hộ chiếu còn hiệu lực

Visa 462 cho phép bạn:

– Lưu trú tại Úc trong thời hạn một năm

– Làm việc tại bất cứ cơ sở lao động nào, không quá 6 tháng tại mỗi cơ sở lao động

– Tham gia các khoá học trong thời hạn lên đến 4 tháng

– Xuất nhập cảnh Úc trong thời hạn visa còn hiệu lực

– Được tiếp tục xin visa 462 lần hai nếu bạn đã từng làm việc tại lãnh thổ phía Bắc Australia các ngành du lịch, khách sạn, nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt thuỷ sản

Bạn phải ở bên ngoài lãnh thổ Australia khi nộp đơn xin visa 462 lần đầu tiên.

Hồ sơ nộp trực tuyến, có giới hạn hằng năm.

Một số điều kiện khác, mẫu đơn và lệ phí xin visa tham khảo tại đây

Visa 462 tạo điều kiện cho người trẻ Việt Nam đến làm việc và du lịch trải nghiệm đất nước Australia, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời dành cho bạn nhưng hãy chắc chắn bạn sẽ tuân thủ luật pháp, văn hoá Australia, đưa đến một hình ảnh đẹp về thế hệ người Việt trẻ tới nước Úc nếu bạn có được cơ hội này!

Đọc thêm bài viết về Visa Úc: Sớm có visa 3 năm cho người Việt du lịch Úc

Visa du lịch Úc nhập cảnh nhiều lần trong 3 năm cho người Việt nằm trong những loại visa mới mà chính phủ sẽ áp dụng để mời gọi khách du lịch và nhà đầu tư đến Úc.

Mời gọi khách du lịch đến Úc

Trong Ngân sách Liên bang 2016-17 vừa công bố đêm 3/5, chính phủ Úc cho biết sẽ áp dụng thử nghiệm nhiều loại visa mới trong những thị trường quan trọng để mời gọi khách du lịch và nhà đầu tư.

Cụ thể là đưa ra hình thức visa du lịch nhập cảnh nhiều lần trong 3 năm (three-year multiple entry visa) dành cho công dân của những quốc gia có nguy cơ thấp về di trú, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, và Chile.

Ngoài ra còn dịch vụ cấp visa nhanh mà người nộp trả thêm tiền (user-pays fast-track visa service) đưa ra cho Ấn Độ và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Ước tính hai thay đổi này trong visa du lịch sẽ mang về số tiền $1,5 triệu đô la cho ngân sách chính phủ trong 4 năm, kể từ năm tài khóa 2016-17.

Chính phủ cho biết đây là chiến lược được xây dựng từ ‘Our North, Our Future – business, trade, and investment gateway’, trong bản phúc trình Kinh tế tài chánh giữa kỳ MYEFO 2015-16 công bố cuối năm vừa rồi, và Trung Quốc đã là quốc gia đầu tiên thử nghiệm hình thức cấp visa nhanh người nộp trả thêm tiền dịch vụ.

Chính phủ cũng cho biết cùng với những cải tổ khác trong vấn đề visa sẽ tiết kiệp được cho ngân sách số tiền $180 triệu đô la trong 3 năm từ 2017-18, bằng cách cải thiện quy trình xét duyệt visa tự động, cung cấp tùy chọn tự phục vụ, và khả năng duyệt xét tinh tế hơn.

Chi phí làm passport Úc tăng

Sắp là công dân Úc hay passport Úc sắp hết hạn? Chi phí làm passport Úc sẽ tăng từ ngày 1/1/2017.

Chi phí để làm passport Úc mới từ ngày 1/1/2017 tăng $20 với passport người lớn (giá trị 10 năm, hiện tại là $254) và tăng $10 với passport trẻ em và người cao niên (giá trị 5 năm, hiện tại là $127).

Chi phí dịch vụ làm passport nhanh (chỉ áp dụng ở Úc và Anh) sẽ tăng $54 (hiện tại là $127).

Chính phủ cho biết biện pháp này tăng nguồn thu chính phủ $172,9 triệu đô la trong 4 năm, tính từ 2016-17, và chi phí này được dùng cho những dịch vụ lãnh sự và những ưu tiên trong chính sách.

SBS

Các bước thành lập doanh nghiệp tại Úc

Quản lý doanh nghiệp tại Úc là điều kiện cần để ứng viên có thể nhập cư Úc theo một số diện nhất định. Bằng cách tự thành lập doanh nghiệp hoặc mua lại một công ty có sẵn, ứng viên có thể đáp ứng được yêu cầu này. Dưới đây là quy trình thành lập và các loại doanh nghiệp cơ bản tại Úc.

Quản lý doanh nghiệp tại Úc là điều kiện cần để ứng viên có thể nhập cư Úc theo một số diện nhất định. Bằng cách tự thành lập doanh nghiệp hoặc mua lại một công ty có sẵn, ứng viên có thể đáp ứng được yêu cầu này. Dưới đây là quy trình thành lập và các loại doanh nghiệp cơ bản tại Úc.

Các bước cơ bản

Bước 1: Xác định mô hình công ty phù hợp

Bước 2: Chọn tên công ty

Bước 3: Lựa chọn cách thức điều hành công ty

Bước 4: Tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về pháp luật và thủ tục hành chính.

Bước 5: Xin giấy phép từ các cơ quan pháp luật có liên quan.

Bước 6: Đăng ký kinh doanh

Bước 7: Hiểu rõ các quy định pháp luật về cách đặt tên công ty, mã số công ty tại Úc (ACN), mã số kinh doanh tại Úc (ABN).

Các công ty tại Úc thường được tổ chức theo một trong các hình thức dưới đây:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo đảm.

+ Công ty trách nhiệm vô hạn.

+ Công ty không trách nhiệm (chỉ khi công ty thành lập với mục đích duy nhất là khai thác mỏ).

Hình thức được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn nhiều nhất là công ty TNHH cổ phần. Những công ty này có thể là công ty nội bộ hoặc chi nhánh của một công ty nước ngoài.

Công ty nội bộ

Thường có ít nhất 1 giám đốc và cũng là chủ tịch. Chữ viết tắt “Pty Ltd” thường được viết sau tên công ty để biểu thị rõ loại hình công ty này và cần phải đăng ký để nhận Mã số kinh doanh của Úc (ABN) hoặc Mã số công ty Úc. Các công ty con cũng cần đăng ký văn phòng tại Úc.

Đăng ký cho các công ty nước ngoài

Nếu một công ty nước ngoài (không phải là công ty con tại Úc) kinh doanh tại nước này thì phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC). Điều này cũng áp dụng đối với những công ty có địa chỉ kinh doanh tại Úc, có văn phòng hoặc quản lý tài sản như một đại lý hay người được ủy thác.

Các công ty nước ngoài có nghĩa vụ:

– Đặt tên công ty.

– Nộp đơn lên ASIC và nộp các văn bản khác như bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh.

– Chỉ định đại lý địa phương ở Úc.

Sau khi tài liệu được ASIC thông qua, thủ tục đăng ký sẽ mất khoảng hai tuần. Đi kèm với đó là nghĩa vụ nộp báo cáo tài chính và các nghĩa vụ khác.

Mua lại một công ty đang hoạt động tại Úc

Một lựa chọn khác cho việc làm chủ doanh nghiệp tại Úc là mua lại cổ phần hoặc tài sản của một công ty hiện có. Nếu cân nhắc quyết định này, bạn cần phải hiểu quá trình chuyển giao, chính sách cạnh tranh cũng như các chính sách đầu tư nước ngoài. Có thể tìm hiểu kỹ hơn thông tin ở Uỷ ban xét duyệt đầu tư nước ngoài (FIRB).

Dịch vụ pháp lý và kế toán

Để doanh nghiệp hoạt động tốt, bạn có thể tìm đến dịch vụ hỗ trợ chuyên về pháp lý. Melbourne cung cấp đầy đủ các dịch vụ luật sư và các công ty kế toán chuyên nghiệp.

Uỷ ban xét duyệt đầu tư nước ngoài

Những dự án đầu tư có vốn nước ngoài vào Úc đều phải nộp bản kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch này sẽ do Uỷ ban xét duyệt đầu tư nước ngoài thẩm định. Cơ quan này sẽ xem qua các bản kế hoạch và cố vấn cho Chính phủ Úc những kế hoạch phù hợp để xét duyệt theo chính sách của nhà nước. Bản kế hoạch đầu tư do uỷ ban yêu cầu nộp sẽ tuỳ thuộc vào giá trị đầu tư, bản chất dự án đầu tư và nhà đầu tư.

IMM Immigration (tổng hợp)

Bài thi quốc tịch Úc

Kể từ khi Luật Quốc tịch Úc ra đời vào năm 1949, đã có hơn 4 triệu người nhập cư trở thành công dân Úc trong suốt thời gian qua. Hiện nay, khoảng 95% dân số Úc đã có quốc tịch và khoảng 900.000 thường trú nhân có cơ hội trở thành công dân nước này. Có rất nhiều cách để trở thành công dân Úc, chẳng hạn như sinh ra ở Úc, có cha mẹ là người Úc, kết hôn với công dân Úc hoặc nhập cư vào quốc gia trên.

Đối với thường trú nhân, sau khi cư trú hợp pháp tại Úc từ 4 năm trở lên, bạn có thể xin quyền công dân bất cứ lúc nào. Tính tới thời điểm nộp đơn xin quốc tịch, người đứng đơn không được vắng mặt khỏi Úc 12 tháng liên tục trong suốt 4 năm. Đặc biệt, trong 12 tháng gần nhất trước ngày nộp đơn, thường trú nhân không được vắng mặt ở Úc quá 3 tháng.

Ngoài ra, một điều quan trọng không kém là bạn phải chứng minh được mình có phẩm chất tốt và vượt qua được bài thi quốc tịch. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì bài thi này khá đơn giản, chỉ chú trọng vào những cam kết mà công dân mới phải thực hiện, những kiến thức về chính phủ, luật dân chủ của Úc cũng như trách nhiệm và quyền lợi của công dân.

Bài thi quốc tịch gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian 45 phút. Để vượt qua kỳ thi này, bạn cần trả lời đúng ít nhất 75% (tức là 15 trên 20 câu). Bài thi cũng là một yếu tố để đánh giá khả năng tiếng Anh cơ bản của ứng viên, chính vì vậy nó chỉ được thực hiện bằng tiếng Anh.

Để chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi quốc tịch, bạn có thể tham khảo cuốn “Our common bond” do Chính phủ Úc phát hành nhằm cung cấp thông tin cơ bản cho ứng viên. Cuốn sách đã được dịch ra 37 thứ tiếng để làm tài liệu hỗ trợ ôn thi cho mọi người.

Úc cũng áp dụng chính sách miễn làm bài thi quốc tịch cho một số đối tượng như sau:

– Người dưới 18 tuổi.

– Người từ 60 tuổi trở lên HOẶC có vấn đề về nghe, nhìn, nói.

– Người có vấn đề về thể chất hoặc tâm lý và không đủ khả năng để hiểu bài thi.

– Người sinh ra ở nước ngoài có cha/mẹ đã từng là công dân Úc.

– Người sinh ra ở Papua trước ngày 16/9/1975 và có cha/mẹ sinh ra ở Úc.

Theo IMM Immigration (tổng hợp)

11.000 Triệu phú thế giới đổ đến Australia trong năm 2016

11.000 người có tài sản triệu USD đã tới định cư tại quốc gia này năm ngoái, nhờ điều kiện thuận lợi về giáo dục, y tế và môi trường.

Theo một báo cáo mới đây của hãng nghiên cứu tài sản New World Wealth, Australia, Mỹ và Canada là những nơi định cư ưa thích của các triệu phú trên thế giới. Báo cáo cho biết khoảng 11.000 triệu phú đã tới định cư tại Australia năm ngoái. Mỹ là lựa chọn thứ hai với khoảng 10.000 người. Theo sau là Canada với khoảng 8.000 triệu phú.

Ở chiều ngược lại, các triệu phú Pháp là những người di cư nhiều nhất thế giới với khoảng 12.000 người. Trung Quốc xếp thứ hai với khoảng 9.000 người, thứ ba là Brazil với khoảng 8.000 người.

Xu hướng di cư này ngày càng rõ rệt trên toàn cầu. Năm 2016, thế giới có khoảng 82.000 triệu phú di cư, tăng 18.000 người so với năm 2015.

Nhà phân tích Andrew Amoils tại New World Wealth cho biết, tiêu chí lựa chọn điểm định cư của các triệu phú thường là nền giáo dục tốt cho trẻ em và an toàn cho gia đình. Những tiêu chí như điều kiện kinh doanh, khí hậu, môi trường, cơ sở hạ tầng, y tế cũng rất quan trọng.

Ông cũng cho rằng các triệu phú rời Pháp do thuế thu nhập quá cao và tình trạng bất ổn, xung đột tôn giáo ngày càng gia tăng. Tại Trung Quốc, những triệu phú chuyển đi sẽ nhanh chóng được thay thế bằng một lượng lớn triệu phú mới nổi. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là xu hướng này khó diễn ra ở Pháp.

Đối tượng nghiên cứu của New World Wealth là những triệu phú đã định cư tại một quốc gia ít nhất 6 tháng, không phải những người đã có quyền công dân hoặc đã có nhà tại đó nhưng ít khi tới sống. Họ định nghĩa triệu phú là những người có tài sản từ 1 triệu USD trở lên, không tính giá trị căn nhà đang ở.

        Anh Tú (theo CNBC/CNN)

Di Trú Úc : 4 diện định cư Úc nhanh & phổ biến nhất

Định cư Úcdu học Úc đang là chủ đề cực HOT dành cho những ai đang muốn thay đổi cuộc sống của mình. Định cư Úc được nhiều người chọn là nơi gửi gắm một một tương lai tốt đẹp, nơi để hoàn thành ước muốn được sống ở một đất nước đáng sống, được hưởng những chính sách an sinh xã hội rất tốt nhất thế giới về chăm sóc sức khỏe miễn phí, hỗ trợ học hành…

Passport Úc nằm trong danh sách 10 passport mạnh nhất thế giới, có thể đi đến 140 nước trên thế giới mà không cần xin Visa. Ngoài ra, Úc còn có chính sách cho phép sở hữu 2 quốc tịch, do đó khi đã mang quốc tịch Úc bạn vẫn được quyền giữ quốc tịch Việt Nam.

Chính sách định cư Úc

Mục tiêu tối quan trọng để được nhập cư là bạn phải có Thường Trú Nhân – Permanent Resident (thường gọi là PR). Sau khi đã có PR thì coi như 99% đã hoàn tất việc di trú vì với Visa PR bạn có đầy đủ mọi quyền của một công dân Úc như được hưởng medicare (chính sách chăm sóc sức khỏe miễn phí của Chính phủ), được ưu đãi mua nhà, ưu đãi học hành… bạn chỉ còn thiếu duy nhất quyền bầu cử.

Sau khi giữ PR 1 năm và đã ở Úc được liên tục 4 năm gần nhất, bạn được quyền đăng ký để nhập tịch, sau khi nhập tịch bạn chính thức trở thành công dân Úc và có đủ mọi quyền bình đẳng như mọi công dân khác.

Định cư Úc sau khi đi du học không hề đơn giản như nhiều người thường nói là chỉ cần học các ngành ưu tiên định cư là sẽ đảm bảo được một bộ hồ sơ định cư cho mình, mà là cả một quá trình học tập và làm việc chăm chỉ và có kế hoạch để thỏa mãn được mọi điều kiện cấp xét Visa định cư của Úc. Vậy để chuẩn bị tốt khi du học Úc muốn định cư phải làm sao?

Những gì các bạn cần chuẩn bị cho kế hoạch định cư tại Úc của mình là:

  • Một kế hoạch học tập kéo dài ít nhất 2 năm tại Úc để được cấp giấy phép làm việc trong vòng 18 tháng để chứng minh khả năng làm việc của mình.
  • Kế hoạch chi tiết để rèn luyện tiếng Anh với mục đích đạt được IELTS tối thiểu 6.0 (không có band nào dưới 6.0) sau khi hoàn thành chương trình học.
  • Kế hoạch làm thêm để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt tại Úc, đồng thời cũng giúp các bạn có thêm năm kinh nghiệm phục vụ cho công tác xin xét định cư tại Úc.

Đây là những điều tối thiểu nhất mà các bạn phải có trước khi đi du học Úc để đảm bảo cho mình một tỷ lệ định cư cao nhất. Lý giải cho những điều này là vì đây sẽ là những điều kiện cơ bản nhất mà bộ di trú của Úc sẽ xét để cấp giấy phép định cư cho các bạn.

Bây giờ hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về 4 diện định cư Úc phổ biến nhất hiện nay nhé.

Định cư Úc diện tay nghề

Bạn có một kỹ năng hay tay nghề mà nước Úc đang cần? Bạn có thể di dân qua Úc sinh sống theo các visa sau:

  • 189 (Skilled Independent Visa)
  • 489 (Family Sponsored Points Tested/ Skilled Regional Provisional Visa)
  • 485 (Graduate Temporary Visa)

Để có được những visa này, bạn cần chứng minh được mình có một kỹ năng hay tay nghề trong Skilled Occupations List – SOL. Trong các loại visa dành cho di dân có tay nghề thì bộ di trú không thiên vị bất kỳ quốc gia nào. Bộ Di trú cũng chẳng quan tâm bạn đến từ đâu, miễn là bạn có các kỹ năng và trình độ để đóng góp vào thị trường lao động Úc.

Di dân có tay nghề là con đường thực tế nhất cho các chuyên gia lành nghề định cư ở Úc. Lý do đơn giản do là trong tổng số 190.000 suất mở ra người người di dân thường trú ở Úc, có 128.550 trong đó là được phân bổ cho người di dân có tay nghề. Mỗi năm như vậy lượng người di dân Úc nhận vào đều đặn tăng lên, đặc biệt tập trung vào di dân có tay nghề để đáp ứng tình trạng thiếu hụt các kỹ năng nghề nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Để được định cư tại Úc theo diện di dân tay nghề, người nộp hồ sơ xin visa 189, 489, và 485 phải chọn cho mình một kỹ năng có trong SOL và chứng minh mình được một tổ chức chuyên môn tại Úc công nhận có tay nghề hay chuyên môn đó.

Định cư Úc theo diện bảo lãnh

Hiện nay, con đường định cư theo diễn bão lãnh được chủ yếu theo hướng bảo lãnh đoàn tụ gia đình và theo diện bảo lãnh công ty.

Theo diện bảo lãnh đoàn tủ gia đình thì chia thành 4 nhóm chính:

1. Nhóm vợ/chồng hoặc người sắp kết hôn bao gồm 2 loại visa dưới đây.

  • Visa 300 – Người sắp kết hôn.
  • Visa 309 – Vợ/chồng bảo lãnh.

Để xin visa này, đương đơn phải có kết hôn hợp pháp với người bảo lãnh hoặc nếu vì lý do nào khác mà chưa thể kết hôn thì mối quan hệ phải trên 12 tháng (có ngoại lệ cho các trường hợp đã có con hoặc hôn nhân đồng tính).

2. Nhóm cha mẹ bao gồm các loại visa dưới đây.

  • Visa 103 – Cha mẹ không đóng tiền
  • Visa 143 – Cha mẹ có đóng tiền toàn phần
  • Visa 173 – Cha mẹ có đóng tiền một phần

3. Nhóm con cái bao gồm các loại visa dưới đây.

  • Visa 101 – Con ruột / Con riêng.
  • Visa 102 – Con nuôi
  • Visa 445 – Người con phụ thuộc

4. Nhóm người thân khác bao gồm các loại visa

  • Visa 114 – Người thân già yếu lệ thuộc
  • Visa 115 – Người thân duy nhất
  • Visa 116 – Chăm sóc người thân
  • Visa 117 – Trẻ họ hàng mồ côi

Định cư Úc theo diện đầu tư

Chương trình định cư theo diện doanh nhân của Úc khuyến khích những doanh nhân thành đạt đến định cư và phát triển kinh doanh tại đây. Những người định cư Úc theo diện doanh nhân phải đóng góp cho nước Úc những kiến thức và kinh nghiệm về kinh doanh, sự đa dạng văn hóa và nguồn vốn.

Chương trình cho phép đương đơn cùng các thành viên trong gia đình (vợ / chồng và các con dưới 18 tuổi) được định cư, sinh sống, làm việc và học tập ở Úc dưới dạng visa định cư diện doanh nhân. Trước tiên, hầu hết đương đơn nhập cư vào Úc bằng Visa tạm trú 4 năm, sau khi thỏa mãn các điều kiện được quy định trong hoạt động kinh doanh và đầu tư, đương đơn có thể nộp đơn xin quyền thường trú nhân. Sau khi trở thành công dân Úc, bạn sẽ có đầy đủ quyền lợi về trợ cấp của chính phủ, y tế và đặc biệt con cái của bạn dưới 18 tuổi sẽ được học trường công miễn phí.

Định cư Úc theo diện kết hôn

Visa Úc diện kết hôn loại visa cho phép người vợ/chồng (chính thức hoặc sống chung không có hôn thú) của công dân, thường trú nhân Úc, công dân New Zealand được bảo lãnh đến Úc để sinh sống cùng. Có 2 loại visa định cư Úc diện kết hôn là bên trong Úc (820/801) và bên ngoài Úc (309/100).

Hiện nay, có 3 loại visa định cư Úc theo diện kết hôn.

  • Visa 300: dành cho định cư úc diện đính hôn/sắp kết hôn (tạm trú 9 tháng).
  • Visa 309/100: dành cho định cư Úc diện kết hôn (ngoài nước Úc).
  • Visa 820/801: dành cho định cư Úc diện kết hôn (trong nước Úc).

Quyền lợi của visa định cư Úc theo diện kết hôn vợ chồng bao gồm:

  • Tạm trú ở Úc cùng với vợ/chồng trong thời gian 2 năm.
  • Làm việc, học tập, sinh sống tại Úc và có thể xin hưởng bảo hiểm sức khỏe Medicare.
  • Sau thời gian 2 năm, nếu mối quan hệ vợ/chồng vẫn còn duy trì thì visa tự động chuyển sang thường trú mà không cần phải nộp thêm hồ sơ.

Một vấn đề mà đa số ai cũng quan tâm trong diện định cư này là khả năng đi làm thêm hoặc đi hoc trong thời gian tạm trú của visa diện kết hôn? Và câu trả lời cho vấn đề này là bạn hoàn toàn có quyền đi làm và đi học tại Úc trong thời gian tạm trú.

Như vậy vừa rồi chúng tôi đã nêu lên chính sách định cư Úc và các diện định cư Úc phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Công việc của các bạn bây giờ là hãy năm thật chắc các yêu cầu, lộ trình…để hoàn thành ước mơ định cư nước Úc của mình. Hy vọng bài viết này sẽ là kim chỉ nam cho các bạn mang theo suốt quá trình tìm con đường vào nước Úc đáng sống này.

Nguồn: Thế Anh / Báo Alo Úc

Du Học Úc: Học phí của các trường tư tăng đến hơn 60% trong 10 năm qua

Các số liệu mới cho thấy chỉ trong mười năm mà học phí của các trường tư tăng đến hơn 60%.

Học phí chỉ là một trong số nhiều chi phí khác mà cha mẹ phải trả cho con, tức là sẽ còn nhiều thứ tăng giá cho việc học hành của thế hệ sau, mà cha mẹ là người phải gánh chịu.

Là mẹ của bốn cậu nhóc còn trong tuổi cắp sách đến trường, chi phí cho cuộc sống đối với Lisa Curran không hề rẻ hay đơn giản chút nào

Con trai lớn nhất của cô là Tom năm nay sẽ vào lớp 11 tại trường Christian Boys College ở Melbourne. Con trai kế là James, sẽ vào trung học chung trường này cùng với anh mình trong năm nay.

Hai cậu nhỏ nhất thì vẫn còn ở bậc tiểu học nhưng theo cô thì chi phí cho việc học của con là đã chiếm hết 1/3 ngân sách gia đình.

“Học phí chiếm phần lớn chi phí trong gia đình, sau đó mới đến những thứ tiện nghi và sinh hoạt gia đình. Và đó hai thứ chính mà chúng tôi cần phải tính. Còn muốn cả nhà đi nghỉ lễ hả, cái đó phải kể đến cuối cùng.”

Và để có thể chu cấp cho con đi học một ngôi trường tốt nhất như họ có thể thì họ đã phải hy sinh và đó là hy sinh mà gia dình Curran chấp nhận.

Và khi mà các số liệu cho thấy sẽ còn nhiều thứ cho việc học hành của bọn nhóc sẽ còn tăng giá lên nữa, chị Curran nói như vậy có nghãi là gia đình chị sẽ phải nhịn nhiều thứ khác hơn nữa.

“Sang năm sẽ thêm một đứa nữa vào trung học và khi mà có ba đứa phải lo tiền học thì cả một vấn đề. Nó làm thay đổi cách chúng tôi nhìn cuộc sống, tôi nghĩ đến việc sẽ đi làm thêm ngoài gờ part time bên cạnh công việc full time đang làm.”

Họ không phải là gia đình duy nhất nghĩ đến chuyện kiém thêm việc làm để có thêm thu nhập nuôi con đi học.

Số liệu của Nhóm Học bổng Úc Australian Scholarships Group (ASG) cho biết trên toàn quốc trung bình phụ huỳnh chi phí cho giáo dục công nhiều hơn 25% so với 10 năm trước đây. Còn đối với trường đạo thì consố là 57%, còn những trường tư là  64%.

Giám đốc đều hành của ASG CEO John Velegrinis nói các con số vẫn còn tăng lên nữa chứ chưa dừng lại đó.

“Chúng ta khó có thể nhìn thấy khuynh hướng này đang thay đổi do đang đó là chi phí giá cả tiêu thụ tăng kéo theo những thứ lên quan đến giáo dục cũng tăng.”

Tuy nhiênkhông phải ai cũng đồng ý với quan điểm này.

Ban đại diện từ khối trường tư cho rằng các con số lạm phát được đưa ra nhằm làm cho phụ huynh sợ không dám đầu tư vào vào các dự án tài chánh giáo dục.

David Robertson, từ ban đại diện khối tư thục Queensland, nói một cuộc thăm dò với hơn 12,000 phụ huynh tham gia không đủ để nói lên quan điểm của tất cả các phụ huynh trên cả nước về chi phí giáo dục.

“Tôi nghĩ nó khó mà chấp nhận những số liệu này đại diện cho việc chi tiêu giáo dục tăng cao trên cả nước .”

Tổng trưởng giáo dục Simon Birmingham đã đưa ra một thông báo trong đó khuyến cáo phụ huynh không nên quá lo lắng về những con số mà bản báo cáo mà ASG  đã nêu.

Ông nói rằng chính phủ đang rót thêm $4 tỷ vào giáo dục trong những năm tới nhằm giữ cho chi phú giáo dục trong tầm  mức chấp nhận được.

Tuy nhiên John Velegrinis of ASG nói vấn đề không chỉ là chi phí học phí không th6oi mà những chi phí phụ đi kèm việc học cũng gia tăng.

“Đồng phục, sách giáo khoa, máy tính và máy tính xách tay, các hoạt động ngoại khóa – có một loạt những thứ khác mà bạn phải trả cho việc học hành của con mình

Nguồn: SBS

Giá nhà ở Sydney tăng hơn 10%, Trung bình 1,1 triệu đô/căn

Dữ liệu mới cho thấy giá bất động sản trung bình tại Sydney hiện đang đắt hơn thành phố thủ phủ đắt đỏ thứ hai Melbourne là 300.000 đô.

Đến cuối năm 2016, giá nhà trung bình tại Sydney đã tăng lên hơn 10%, với giá 1.123.991 đô, theo báo cáo về tiền thuê và giá nhà mới công bố ngày hôm nay của Domain Group.

Mức tăng mạnh nhất theo quý của năm nay là quý cuối, giá tăng lên tới 4,7% trong 3 tháng.

Đây là sự tương phản rõ nét so với tháng 12/2015. Khi đó, giá nhà đã giảm 3%, xuống còn 1.011.283 đô, kinh tế gia trưởng của Domain Group, Andrew Wilson nói.

Giá đơn vị của Sydney cũng ghi nhận kết quả mạnh mẽ, tăng 2,9% trong quý cuối, lên 711.256 đô và tăng 6,3% trong năm 2016.

Tiến sĩ Wilson cho biết triển vọng tăng trưởng sẽ tiếp tục trong năm nay nhưng họ không hy vọng sẽ đạt được những con số cao như năm ngoái.

Kiến trúc sư Joanna Robinski, một người bán đã thu được lời trong thị trường cuối năm 2016. Bà có căn nhà ở Newtown dưới 200m đất được bán vào tháng 12 với giá 1.762.000 đô.

Mua một căn nhà có 3 phòng ngủ tại số 233 đường Denison vào những năm 1990 với giá 192.000 đô rồi tu sửa lại để ở, giờ đây, bà Robinski rất “vui” với kết quả bán hàng của mình.

Chuyên gia kinh tế trưởng của HSBC ông Paul Bloxham nói năm 2016 tăng trưởng chậm hơn so với 2015, các dấu hiệu của tốc độ tăng giá nhà bắt đầu giảm.

Nhưng giám đốc của tổ chức ReThink Investing, Scott O’Neill nói rằng một thành phố có giá cả đắt đỏ như Sydney sẽ đối mặt với một số vấn đề.

“Mối quan ngại ở đây là các nhà đầu tư đã xếp hàng với con số kỷ lục để mua bất động sản lãi suất thấp kỷ lục (2,9%). Điều này sẽ khiếnSydney cực kỳ dễ bị tổn thương khi điều chỉnh giá nếu lãi suất tăng hơn 1%”, ông nói.

Đối với nhiều nhà đầu tư, Brisbane có thể hấp dẫn hơn và đây có thể là nơi để giá cả tăng lên khi thu nhập tương tự như Sydney.

Tại Brisbane, thu nhập bình quân là 82.980 đô, so với 88.692 đô ởSydney. Giá nhà trung bình ở Brisbane là 540.758 đô.

“Khả năng chi trả sẽ là yếu tố quyết định quan trọng trong tăng trưởng giá cả trong 5 năm tới”, ông nói.

Nguồn: Báo Úc

Danh sách 41 trường không cần chứng minh tài chính khi du học Úc 2017

Chính phủ Úc đã công bố rằng các du học sinh đăng ký tại 41 trường tham gia “Streamline Visa Processing” không cần nộp giấy tờ chứng minh tài chính trong hồ sơ xin visa.

Du học Úc không cần chứng minh tài chính?

Sau khi chính phủ Úc thông qua “The Knight Review”, đã công bố rằng các du học sinh đăng kí học cử nhân hoặc thạc sỹ, TS tại 41 trường tham gia “Streamline Visa Processing” không cần nộp giấy tờ chứng minh tài chính trong hồ sơ xin visa du học tại văn phòng visa.

Trước tháng 4/ 2012, các hồ sơ xin học các chương trình cử nhân, thạc sỹ tại tất cả các trường đại học Úc đều được xét ở cấp độ xét 2, tức là các ứng viên bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa, gồm: sổ tiết kiệm đủ ăn/ ở/ học trong 01 năm hoặc đủ hết khóa học nếu khóa học ngắn hơn năm, sổ tiết kiệm không bắt buộc phải gửi được 3 tháng trước khi nộp hồ sơ xin visa; và bằng chứng về thu nhập, nguồn thu nhập minh bạch và đủ mạnh để học sinh du học tại Úc;

Sau 27/4, các hồ sơ xin học các chương trình cử nhân, thạc sỹ tại 41 trường đăng kí tham gia Streamline Visa Processing (SVP) được xét ở cấp độ xét 1, tức là các ứng viên KHÔNG bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa nữa; còn nếu đăng kí vào các trường đại học khác, các ứng viên vẫn bị xét ở cấp độ xét 2, cần chứng minh năng lực tài chính như nêu ở trên.

hoc-bong-du-hoc-uc

Các trường thuộc diện du học Úc không cần chứng minh tài chính cần lưu ý

* Tất cả các trường tham gia SVP, trong số nhiều cam kết khác với Bộ di trú, họ đều phải cam kết:

Tự mình kiểm tra thông tin tài chính của học sinh;

Chịu trách nhiệm về tỷ lệ visa được cấp và nếu tỷ lệ visa được cấp là thấp tới hạn hoăc nếu học sinh được cấp visa rồi mà bỏ học, hủy học nhiều đến mức tới hạn rủi ro, họ sẽ bị xóa tên trong nhóm các trường SVP.

* Bộ di trú, cụ thể là bộ phận xét visa, mặc dù không yêu cầu ứng viên xin visa nộp giấy tờ chứng minh năng lực tài chính vào văn phòng visa, họ giữ quyền kiểm tra, kiểm chứng các thông tin được cung cấp trước khi quyết định cấp hay không cấp visa cho học sinh.

Hệ quả của vấn đề thứ nhất là: hầu hết tất cả các trường đều có một checklist yêu cầu học sinh khai báo và kí vào để xác nhận là họ có tiền, tài sản, thu nhập tốt để đủ tiền theo học; và các công ty tư vấn du học – đại diện của các trường – được các trường đề nghị/ yêu cầu thay mặt trường kiểm tra các thông tin học sinh khai báo một cách cẩn thân và có lưu bằng chứng rõ ràng về việc kiểm tra.

Một số trường thậm chí tự tổ chức kiểm tra thông tin tài chính của học sinh rất chặt chẽ trước khi cấp thư mời hoặc E-COE (thư điện tử xác nhận chỗ học chính thức của học sinh).

Hệ quả của vấn đề thứ 2 là, giữ quyền kiểm tra thông tin ứng viên xin visa du học Úc của mình, bộ Di trú/ văn phòng visa có các cách để kiểm chứng các thông tin đã được cung cấp và tất nhiên, họ tìm ra nhiều sự thật.

Trong khi đa số các ứng viên khai trung thực các thông tin, một lượng không ít học sinh khai man, thư từ chối cấp visa ghi rõ là học sinh cung cấp thông tin thể hiện tài chính thiếu/ thông tin sai/ thông tin giả/ học sinh không đủ năng lực tài chính từ đó họ nghi ngờ mục đích đến Úc của học sinh có thể không phải là để du học…

Có trường hợp học sinh khai là có sổ tiết kiệm, nhưng đến khi văn phòng visa hỏi đến thì mới đi làm sổ, sổ mới tinh có ngày gửi tiền sau ngày đã nộp hồ sơ vào văn phòng visa; hoặc có trường hợp học sinh khai một đằng, văn phòng visa tìm ra sự thật khác, kết quả, tất nhiên là học sinh bị từ chối.

Hiện nay, hồ sơ xin visa du học úc dài hạn, dạng phổ biến nhất với công dân Việt Nam, được quy về các loai 1,2,3 tùy theo mức độ rủi ro của loại hồ sơ xin học, trong đó:
Loại 3 (assestment level 3)
– Áp dụng cho các hồ sơ xin học cao nhất là đến bậc cao đẳng, dự bị đại học, chứng chỉ nghề, chứng chỉ chuyên môn. Các ứng viên bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa, gồm: sổ tiết kiệm đủ ăn/ ở/ học trong 02 năm hoặc đủ hết khóa học nếu khóa học ngắn hơn 2 năm, sổ tiết kiệm phải gửi được 3 tháng trước khi nộp hồ sơ xin visa; bằng chứng về thu nhập và nguồn thu nhập cần minh bạch và đủ mạnh để học sinh du học tại Úc;

Loại 2 (assestment level 2)
– Hồ sơ xin học cử nhân, thạc sỹ học trên lớp ở các trường không thuộc nhóm 41 trường đăng kí tham gia chương trình SVP, các ứng viên bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa, gồm: sổ tiết kiệm đủ ăn/ ở/ học trong 01 năm hoặc đủ hết khóa học nếu khóa học ngắn hơn năm, sổ tiết kiệm không bắt buộc phải gửi được 3 tháng trước khi nộp hồ sơ xin visa; và bằng chứng về thu nhập- nguồn thu nhập minh bạch và đủ mạnh để học sinh du học tại Úc;

Loại 1- assestment level 1, bao gồm:

– Các hồ sơ đăng kí học tiến sỹ, thạc sỹ dạng nghiên cứu ở tất cả các trường tại Úc. Với các ứng viên này, yêu cầu chung là học sinh cần nộp tiền học theo yêu cầu của trường đến trường và cần cam kết là có đủ tiền để theo học.

Mặc dù văn phòng visa không yêu cầu trình sổ tiết kiệm, văn phòng visa có quyền kiểm tra thông tin bạn cam kết- khai báo là chính xác hay không trước khi quyết định cấp visa cho bạn;

– Các hồ sơ đăng kí học bậc cử nhân, thạc sỹ dạng lên lớp tại 41 trường đại học đăng kí tham gia chương trình SVP. Với các ứng viên này, mặc dù văn phòng visa không yêu cầu ứng viên nộp giấy tờ tài chính khi nộp hồ sơ xin visa, văn phòng visa/ bộ di trú Úc yêu cầu nhà trường cần đảm bảo là học sinh đủ điều kiện chuyên môn và tài chính để theo học, và văn phòng visa có quyền kiểm tra thông tin học sinh đã cam kết- khai báo về tài chính là chính xác hay không trước khi quyết định cấp visa cho bạn.

Văn phòng visa: Bộ di trú Úc cũng yêu cầu các công ty tư vấn du học cùng nhà trường chịu trách nhiệm chung về tình hình hồ sơ học tập- tài chính của học sinh mà họ tiếp nhận, thể hiện ở việc đưa tên trường và công ty tư vấn du học vào E-coe (electronic Confirmation of Enrolment- tài liệu điện tử các nhận chỗ học chính thức của học sinh). Như ở trên đã nêu, thay vì văn phòng visa thi với loại hồ sơ này, nhà trường và các công ty tư vấn du học đại diện các trường sẽ kiểm tra thông tin tài chính của học sinh và gửi các bằng chứng về năng lực tài chính vào văn phòng visa nếu văn phòng visa yêu cầu bổ sung.

Trên thực tế, trong khi một số công ty tư vấn du học nói dễ dãi về hồ sơ tài chính xin visa du học, các công ty tư vấn du học nghiêm túc sẽ giúp nhà trường kiểm tra thông tin học sinh một cách nghiêm túc, hướng dẫn sinh viên chuẩn bị chu đáo giấy tờ trong trường hợp văn phòng visa yêu cầu nộp hoặc hỏi đến. Và tất nhiên, sự hợp tác cởi mở, trung thực của các học sinh, phụ huynh học sinh là cực kì quan trọng, để tránh các rủi ro, tốn kém tiền bạc và thời gian một cách không cần thiết.

Danh sách các trường đại học không cần chứng minh tài chính du học Úc 2016 -2017
Sau 27/4/2012, du học Úc theo chương trình cử nhân, thạc sỹ tại 41 trường đăng kí tham gia Streamline Visa Processing (SVP) được xét ở cấp độ xét 1, tức là các ứng viên không bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa du học Úc nữa; còn nếu đăng kí vào các trường đại học khác, các ứng viên vẫn bị xét ở cấp độ xét 2, cần chứng minh năng lực tài chính khi du học Úc.

Để giúp các bạn có thể thực hiện thành công ước mơ của mình, Trường học và cơ quan di trú Úc còn có chính sách sau:
Các trường đại học trao học bổng du học cao cho học sinh, sinh viên có học lực khá giỏi. Học phí được chia làm nhiều đợt đóng tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình học sinh.

Cho phép học sinh quốc tế có thể làm thêm 40 giờ/2tuần, và làm toàn thời (full time) trong thời gian hè hoặc ngày lễ, để các bạn kiếm thêm thu nhập trang trải cho quá trình học tại Úc.

Ngoài ra luật mới còn quy định sau khi tốt nghiệp Đại học hoặc Thạc Sỹ các bạn có thể được ở lại làm việc từ 2-4 năm tại Úc ở tất cả các ngành nghề.

Danh sách 41 Trường khi dụ học Úc không cần chứng minh tài chính.

STT Tên trường và thông tin tiếng Việt Website chính thức
1 Australian Catholic University www.acu.edu.au
2 Australian National University www.anu.edu.au
3 Bond University www.bond.edu.au
4 Carnegie Mellon University www.cmu.edu
5 Charles Darwin University www.cdu.edu.au
6 Charles Sturt University www.csu.edu.au
7 Central Queensland University www.cqu.edu.au
8 Curtin University of Technology www.curtin.edu.au
9 Deakin University www.deakin.edu.au
10 Edith Cowan University www.ecu.edu.au
11 Flinders University www.flinders.edu.au
12 Griffith University www.griffith.edu.au
13 James Cook University www.jcu.edu.au
14 La Trobe University www.latrobe.edu.au
15 Macquarie University http://mq.edu.au
16 Monash University www.monash.edu.au
17 Murdoch University www.murdoch.edu.au
18 Queensland University of Technology www.qut.edu.au
19 RMIT University www.rmit.edu.au
20 Southern Cross University www.scu.edu.au
21 Swinburne University of Technology www.swinburne.edu.au
22 The University of Adelaide www.adelaide.edu.au
23 The University of Melbourne www.unimelb.edu.au
24 The University of New England www.une.edu.au
25 The University of New South Wales www.unsw.edu.au
26 The University of Newcastle www.newcastle.edu.au
27 The University of Notre Dame Australia www.nd.edu.au
28 The University of Queensland www.uq.edu.au
29 The University of Sydney www.sydney.edu.au
30 The University of Western Australia www.uwa.edu.au
31 The University of Ballarat www.ballarat.edu.au
32 University of Canberra www.canberra.edu.au
33 University College London www.ucl.ac.uk/australia‎
34 University of South Australia www.unisa.edu.au
35 University of Southern Queensland www.usq.edu.au
36 University of Tasmania www.utas.edu.au
37 University of Thechnology Sydney www.uts.edu.au
38 University of Sunshine Coast www.usc.edu.au
39 University of Western Sydney www.uws.edu.au
40 University of Wollongong www.uow.edu.au
41 Victoria University www.vu.edu.au

Nguồn: Kênh Tuyển Sinh

TOP 50 nghề nghiệp hái ra tiền nhiều nhất ở Úc

Số liệu mới nhất từ Sở thuế tiết lộ 50 công việc được trả lương cao nhất tại Úc. Nghề của bạn có nằm trong danh sách này?

Trong số những nghề nghiệp tại Úc, các chuyên viên y tế nhận được mức lương cao nhất, theo số liệu do Australian Taxation Office vừa công bố.

Theo đó, đối với nam giới, nghề phẫu thuật thần kinh (neurosurgeon) được trả trung bình $577,674/năm, trong khi đó, mức lương hàng năm của các nữ chánh án là $355,844.

Số liệu trên cho thấy một khoảng cách lớn về tiền lương giữa hai phái tính tại Úc.

Các nữ giải phẫu thần kinh bị trả thấp hơn các nam phẫu thuật thần kinh đến 56%, mặc dù đây là nghề nghiệp có mức lương cao thứ hai đối với phái nữ.

Sau đây là danh sách 50 nghề nghiệp có mức lương cao nhất tại Úc

Nam

  • Bác sĩ phẫu thuật thần kinh $577,674
  • Bác sĩ nhãn khoa $552,947
  • Bác sĩ tim mạch $453,253
  • Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ $448,530
  • Bác sĩ sản khoa/ phụ khoa $446,507
  • Bác sĩ tai mũi học $445,939
  • Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình $439,629
  • Bác sĩ tiết niệu $433,792
  • Bác sĩ phẫu thuật tim mạch $417,524
  • Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa $415,192
  • Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh $386,003
  • Bác sĩ da liễu $383,880
  • Chánh án $381,323
  • Chuyên viên gây mê $370,492
  • Bác sĩ phẫu thuật lồng ngực $358,043
  • Bác sĩ phẫu thuật $357,996
  • Bác sĩ chuyên khoa — khác $344,860
  • Chuyên viên xạ trị $336,994
  • Bác sĩ chuyên khoa ung bướu $322,178
  • Chuyên viên chứng khoán và tài chính $320,452
  • Bác sĩ ngoại khoa lồng ngực $315,444
  • Bác sĩ chuyên khoa — ngoại khoa $315,114
  • Chuyên viên săn sóc đặc biệt $308,033
  • Bác sĩ chuyên khoa thận $298,681
  • Bác sĩ chuyên khoa thần kinh $298,543
  • Quản lý đầu tư tài chính $288,790
  • Chuyên viên môi giới đầu tư $286,530
  • Bác sĩ phẫu thuật nhi khoa $282,508
  • Bác sĩ chuyên khoa huyết học $271,738
  • Chuyên viên tài chính $264,830
  • Bác sĩ chuyên khoa nội tiết $258,972
  • Vận động viên cricket $257,527
  • Bác sĩ chuyên khoa khớp $256,933
  • Chuyên viên nha khoa $253,442
  • Thẩm phán $246,737
  • Chuyên viên phân tích cổ phiếu $245,826
  • Bác sĩ nhi khoa $239,405
  • Đại lý môi giới chứng khoán $238,192
  • Bác sĩ tâm thần $234,557
  • Chuyên viên cấp cứu $232,595
  • Nghị sĩ $232,093
  • Chuyên viên bệnh học $224,378
  • Thư ký công ty $218,432
  • Thống đốc tiểu bang $212,652
  • Chuyên viên định phí bảo hiểm $196,144
  • Chuyên viên vật lý trị liệu $187,468
  • Kỹ sư dầu khí $185,808
  • Giám đốc điều hành $181,849
  • Quản lý khai thác hầm mỏ $179,439

Nữ

  • Chánh án $355,844
  • Bác sĩ phẫu thuật thần kinh $323,682
  • Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ $281,608
  • Chuyên viên tài chính $281,600
  • Bác sĩ phẫu thuật tim mạch $271,529
  • Bác sĩ phụ khoa/ sản khoa $264,628
  • Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa $260,925
  • Thẩm phán $260,161
  • Chuyên viên gây mê $243,582
  • Bác sĩ nhãn khoa $217,242
  • Bác sĩ tim mạch $215,920
  • Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu $213,094
  • Bác sĩ phẫu thuật $210,796
  • Bác sĩ chuyên khoa ung bướu $208,612
  • Bác sĩ chuyên khoa — khác $207,599
  • Bác sĩ chuyên khoa — ngoại khoa $207,225
  • Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng $200,136
  • Bác sĩ da liễu $195,030
  • Bác sĩ chẩn đoán và can thiệp $180,695
  • Bác sĩ phẫu thuật lồng ngực $175,500
  • Bác sĩ phẫu thuật nhi khoa $175,314
  • Bác sĩ chuyên khoa nội tiết $174,542
  • Nghị sĩ $173,331
  • Bác sĩ chuyên khoa khớp $169,409
  • Chuyên viên săn sóc đặc biệt $169,369
  • Chuyên viên cấp cứu $165,786
  • Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình $159,479
  • Bác sĩ chuyên khoa thần kinh $155,217
  • Bác sĩ chuyên khoa thận $155,133
  • Bác sĩ tâm thần $152,437
  • Bác sĩ chuyên khoa huyết học $147,970
  • Bác sĩ nhi khoa $147,347
  • Chuyên viên chứng khoán và tài chính $145,208
  • Chuyên viên nha khoa $140,505
  • Chuyên viên định phí bảo hiểm $136,819
  • Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh $135,678
  • Quản lý đầu tư tài chính $134,481
  • Kỹ sư dầu khí $133,315
  • Quản lý khai thác hầm mỏ $133,061
  • Bác sĩ đa khoa $129,834
  • Bác sĩ ngoại khoa lồng ngực $127,645
  • Chuyên viên môi giới chứng khoán $124,433
  • Quản lý xí nghiệp $123,281
  • Kỹ sư hầm mỏ $119,564
  • Nhân viên pháp đình $119,219
  • Chuyên viên vật lý trị liệu $118,310
  • Chuyên viên địa vật lý $117,575
  • Giám đốc điều hành/ Thư ký $116,855
  • Quản lý kỹ sư $116,732
  • Chuyên viên luyện kim $110,359

— Theo SBS —