Suốt 25 năm qua Australia không suy thoái lần nào

Hàng trăm tỷ USD được rót vào các dự án khai mỏ đã giúp xuất khẩu tài nguyên của nước này tăng mạnh…

Nền kinh tế Australia đã tăng trưởng tốc độ nhanh nhất trong 4 năm, đánh dẫu chuỗi 25 năm không hề suy thoái. Hãng tin Reuters cho biết, xuất khẩu tăng trưởng mạnh đã giúp Australia bù đắp nhu cầu yếu của thị trường nội địa.

Thống kê mới nhất cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong vòng 1 năm tính đến hết quý 2 năm nay của Australia tăng 3,3%, so với mức tăng 2,9 % đạt được trong vòng 1 năm tính đến hết quý 1.

Tăng trưởng GDP quý 2 của Australia được hỗ trợ bởi việc đẩy mạnh chi tiêu công của Chính phủ nước này trước cuộc bầu cử Quốc hội, kết hợp với mức tăng khiêm tốn trong chi tiêu của các hộ gia đình và hoạt động xây dựng. Những yếu tố này đã bù đắp sự suy giảm mạnh trong đầu tư vào lĩnh vực khai mỏ – nhân tố cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế giàu tài nguyên Australia trong hơn 3 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, trong cả năm qua, thương mại mới là nhân tố hỗ trợ tích cực nhất đối với tăng trưởng kinh tế Australia. Hàng trăm tỷ USD được rót vào các dự án khai mỏ ở Australia trước đây đã giúp xuất khẩu tài nguyên của nước này tăng mạnh.

Thương mại đóng góp ít nhất 2,2 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng GDP của Australia trong vòng 1 năm tính đến hết tháng 6.

Trong khi đó, nhu cầu của thị trường nội địa chỉ tăng 1,2% trong cả năm, trong đó tiêu dùng của các hộ gia đình tăng 1,6%.

Các con số thống kê cũng cho thấy nền kinh tế Australia chưa đủ “nóng” để thúc đẩy lạm phát. Chỉ số giá chính của nước này chỉ tăng 0,3% trong cả năm.

Theo giới phân tích, lạm phát của Australia đã ở mức quá thấp trong thời gian quá dài, nên Ngân hàng Trung ương nước này (RBA) có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất trong tháng 11. Hồi tháng 8, RBA đã hạ lãi suất về mức thấp kỷ lục 1,5%.

Tổng cục Thống kê Australia (ABS) cho biết GDP cả năm của nước này ước tính đạt 1,65 nghìn tỷ Đôla Australia, tương đương 1,26 nghìn tỷ USD. GDP bình quân đầu người của quốc gia 24 triệu dân này đạt khoảng 68.929 Đôla Australia.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm của Australia vượt trội so với mức tăng 1,2% của Mỹ, 1,6% của Liên minh châu Âu (EU), 2,2% của Anh, và 3,2% của Đức.

Theo Thăng Điệp

VnEconomy

Có thể bảo lãnh cha mẹ qua Úc du lịch đến 5 năm nếu chính phủ Liên Đảng tái đắc cử

Nếu tái đắc cử, chính phủ Liên Đảng sẽ cho phép bảo lãnh cha mẹ qua Úc chơi với con cháu bằng visa du lịch Úc thời hạn lên đến 5 năm, thông qua báo chí ngày 21/06/2016 từ Bộ Di trú cho biết.

Hiện tại, cha mẹ của người Úc hay thường trú nhân đã nộp hồ sơ xinvisa thường trú (permanent parental visa) có thể sẽ được cấp visa du lịch lên đến 5 năm, duyệt xét từng trường hợp cụ thể.

Bỏ tiền mua visa Úc để cha mẹ an hưởng tuổi già

Chính phủ Liên Đảng hứa hẹn, nếu tiếp tục được bầu chọn và giữ chính phủ sau cuộc bầu cử ngày 2/7 tới đây, họ sẽ bỏ yêu cầu đã nộp hồ sơ xin visa thường trú đối với các bậc cha mẹ nộp hồ sơ xin visadu lịch 5 năm thăm con ở Úc.

“Liên Đảng nhận ra nhiều người Úc, bao gồm các cộng đồng Nam Á và Trung Quốc đang ngày một lớn mạnh, đặc biệt phải chịu một áp lực khi con cái cách biệt cha mẹ, cháu phải xa rời ông bà,” thông cáo báo chí dẫn lời Tổng trưởng Di Trú Peter Dutton.

“Chúng tôi muốn hỗ trợ gia đình đoàn tụ và có nhiều thời gian sống cùng nhau hơn, trong khi bảo đảm rằng làm như vậy sẽ không đặt một gánh nặng lên vai của hệ thống y tế Úc.”

Những điểm chính trong lời hứa hẹn visa du lịch mới có thời hạn 5 năm cho cha mẹ gồm:

  • Người nộp hồ sơ xin visa du lịch thăm con 5 năm không cần có tên trong danh sách đã nộp hồ sơ xinvisa thường trú
  • Người nộp hồ sơ xin visa du lịch thăm con cần chứng minh có bảo hiểm y tế tưhợp lý từ một công ty bảo hiểm Úc
  • Yêu cầu người nộp hồ sơ hoặc con cái (người bảo lãnh) đóng tiền thế chânđể bảo đảm về an sinh xã hội, theo quy định hiện hành Assurance of Support Scheme.

Những thay đổi này được xây dựng trên những số liệu tích cực trong chính sách cải tổ visa của Liên Đảng, làm vững chắc nền kinh tế quốc gia và sự thịnh vượng xã hội.

Trong đó, có visa du lịch mới nhập cảnh nhiều lần trong 3 năm (three-year multiple entry visa) dành cho công dân của những quốc gia có nguy cơ thấp về di trú, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, và Chile.

Thượng nghị sĩ Lao Động Tùng Ngô của Nghị viện Nam Úc đang ủng hộ một thỉnh nguyện thư do tài xế xe buýt Arvind Duggal khởi xướng đã thu được 27 ngàn chữ ký, kêu gọi chính phủ ban hành loại visa mới có hạn 3 năm dành cho các cha mẹ.

Hiện nay một số trường hợp cha mẹ được bảo lãnh qua thăm con thì visa chỉ ở được một năm rồi phải trở về trong 6 tháng.

Trước đây Tổng trưởng Di trú Peter Dutton đã từng bác bỏ ý tưởng ban hành một loại visa du lịch mới.

Nhưng đảng Lao Động vẫn đang xem xét và dự kiến sẽ tuyên bố về chuyện này trong những ngày tới.

Cách trình bày kinh nghiệm làm việc để thêm điểm cho hồ sơ xin thường trú Úc

Làm sao trình bày kinh nghiệm làm việc để có thêm điểm cho hồ sơ xin thường trú (PR) cho visa 189, 190 và 489? 

Khi nộp hồ sơ xin thường trú dạng tính điểm, ví dụ như visa 189, 190 và 489, du học sinh thường có điểm nhờ vào độ tuổi, bằng cấp đã đạt được, thời gian học ở Úc và trình độ tiếng Anh.

Nhưng còn kinh nghiệm làm việc thì sao?

Visa Thường trú tại Úc – Là quốc gia đáng sống nhất thế giới đang là mối quan tâm hàng đầu của không ít người

Điểm kinh nghiệm làm việc trong hồ sơ xin PR

Chuyên viên tư vấn du học và di trú Tùng Nguyễn (Sydney) giải đáp các thắc mắc xoay quanh đề tài này:

Sơ lược về điểm dành cho kinh nghiệm làm việc trong hồ sơ xin visa thường trú diện tính điểm:

Tối đa bạn có thể có được 20 điểm cho kinh nghiệm làm việc trong vòng 10 năm trở lại đây cho hồ sơ xin thường trú dạng tính điểm của mình.

Nếu đó là kinh nghiệm làm việc tại Úc thì 1 năm kinh nghiệm bạn sẽ được cộng 5 điểm, 3 năm được cộng 10 điểm, 5 năm được 15 điểm và 8 năm được 20 điểm.

Với kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, 3 năm được 5 điểm, 5 năm được 10 điểm và 8 năm được 15 điểm.

mua nha tai uc

Công việc đó phải thỏa mãn những điều kiện gì mới được cộng điểm?

Đó có thể là công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian, thậm chí là casual, miễn là bảo đảm trung bình tối thiểu 20 tiếng mỗi tuần.

Tùy vào ngành nghề mà thời gian bắt đầu tính điểm kinh nghiệm có phần khác biệt.

Ví dụ:

Với ngành Cook thì kinh nghiệm làm việc sau khi có Certificate 3 là đã bắt đầu được tính.

Trong khi đó, kế toán, IT hay nhiều ngành khác thì kinh nghiệm làm việc chỉ được tính sau khi có bằng đại học. Và bằng đại học đó phải gần gũi với kinh nghiệm làm việc của bạn.

Việc chứng minh cho kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, cụ thể là ở Việt Nam, có gì khó khăn hơn so với ở Úc?

Tôi nghĩ kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam có thể khó hơn một chút nếu như bạn đi làm mà không có payslip (bảng lương), không đóng đủ bảo hiểm xã hội…

Tuy nhiên trong những trường hợp đó, bạn có thể nhờ cấp trên của mình viết một lá thư xác nhận các thông tin về quá trình làm việc của mình và có công chứng. Trong đó nêu rõ thời gian làm việc bao lâu, bao nhiêu tiếng một tuần, nhiệm vụ công việc là gì…

10 bí quyết chống lại sự trì hoãn

  1. Chọn trọng tâm

Bí quyết đầu tiên để chống lại sự trì hoãn là chọn trọng tâm. Nếu đặt ra cho mình quá nhiều việc để làm, bạn dễ bị quá tải. Vì vậy hãy chọn 1 việc quan trọng nhất và bắt tay vào giải quyết nó ngay.

  1. Bắt đầu ngay hôm nay

Sau khi xác định được mục tiêu, hãy bắt đầu ngay hôm nay. Nếu nghĩ rằng mình không thể hoàn thành được công việc, hãy thực hiện theo nguyên tắc 5 phút quý báu.

  1. Hành động nhỏ trong 5 phút

Hỏi chính mình xem có việc gì mình có thể chỉ làm trong 5 phút mà giúp công việc của mình tiến triển hơn được một chút không? Nếu có, hãy bắt tay vào làm.

Thực tế là bạn có xu hướng sẽ hoàn thành những gì mình đang dang dở nên bạn sẽ tiếp tục nghĩ về nó và sớm hoàn thành. Hành động nhỏ còn hơn là không hành động.

  1. Tập trung cao độ trong một khoảng thời gian nhất định

Có thể bắt đầu với 20 phút. Trong thời gian đó, tránh xa các yếu tố có thể làm bạn bị phân tâm. Khoa học đã phát hiện ra rằng bộ óc chúng ta trải qua những chu trình trong đó có lúc làm việc hiệu quả nhất và lúc kém hiệu quả nhất. Vì thế, nên tập trung và tận dụng những lúc đầu óc tỉnh táo nhất và cho bản thân nghỉ ngơi sau đó.

  1. Hãy tha thứ cho bản thân về những lần trì hoãn trước

Thôi nghĩ tiêu cực về chúng. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng chống lại cơn trì hoãn hiện tại.

  1. Nghe một bài hát giúp bạn lên tinh thần và cảm thấy hứng khởi

Chọn một bài hát khiến bạn lên tinh thần, nghe bài hát này mỗi lần cảm thấy tâm trạng không tốt hay chán nản. Não của bạn sẽ được kích thích và hình thành một thói quen, và khi cảm thấy thoải mái thì cơ thể cũng chịu làm việc hơn.

  1. Tự hỏi mình lý do vì sao mình trì hoãn một việc nào đó

Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu hay vì lo sợ một điều gì đó? Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bạn sẽ tìm ra cách để khắc phục chúng.

  1. Bỏ qua những thứ không cần thiết

Hãy mạnh dạn gạch bỏ một số việc ra khỏi danh sách cần làm của mình.

  1. Cá cược

Bạn sẽ có động lực hơn nếu có một cá cược với ai đó, chẳng hạn như bạn sẽ mất một chầu cà phê cho một người bạn thân của mình nếu như không hoàn thành được công việc nào đó trong tuần sau…

  1. Đặt ra phần thưởng cho mình

Bạn sẽ cố gắng hơn khi có một giải thưởng nào đó cho chính mình. Tự đặt ra cho bản thân một phần thưởng sẽ khiến não bộ của bạn bị kích thích hơn và làm việc hiệu quả hơn.

Nguồn: SBS

24 sự thật thú vị ít người biết về nước Úc

Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về nước Úc, quê nhà của loài chuột túi và gấu Koala.

Chiếm nguyên cả một lục địa to lớn, lại còn ít dân cư nhất trên các lục địa có con người sinh sống, nước Úc dường như luôn ẩn tàng nhiều điều thú vị, bí ẩn. Cũng chẳng ngoa khi người ta cứ sử dụng cụm từ “kiểu Úc” khi nói về những thứ rất đỗi “giời ơi”, bởi sự thật là xứ sở chuột túi cũng có nhiều thứ khiến người ta phải mắt tròn mắt dẹt lắm.

1. Chiều rộng của Úc ngang ngửa với khoảng cách từ London, Anh chạy một mạch tới Moscow, Nga.
2. Anna Creek Station, trang trại chăn nuôi gia súc có diện tích lớn nhất thế giới, rơi vào cỡ 24.000 km2 nằm ở phía nam nước Úc thậm chí còn to hơn cả diện tích quốc gia của Isarel ( nước này có diện tích 20.800km2). Ở đây trước chăn nuôi cừu là chủ yếu, tuy nhiên sau khi bị bè lũ Dingo ( một loại chó hoang tại Úc) ghé thăm, mỗi ngày “làm tí” thì giờ đây người ta chuyển hẳn sang chăn nuôi đủ các loại gia súc cho đỡ… phí.
3. Có thể coi độ rải rác dân cư của Úc là hình trăng khuyết, bởi người dân chỉ sống trong khu vực không quá 50 km tính từ bờ biển vào mà thôi. Cả diện tích phía bên trong đất nước này là sa mạc chẳng ai dám ở.
aus-low-density-areas-fb0d8
4. Ngày xửa ngày xưa, tức năm 1880, thành phố giàu có nhất thế giới chính là Melbourne.
5. Úc cũng là một trong những kẻ tiên phong trong việc bình đẳng hóa giới tính trên thế giới khi là quốc gia thứ 2 cho phép phụ nữ được phép bầu cử. Vị trí tiên phong thuộc về hàng xóm của Úc, tức New Zealand.
6. Cũng bởi đặc thù địa lý với diện tích sa mạc quá lớn, độ phân bố dân cư trung bình tại Úc là rất thưa thớt. Trong khi thành phố Bangladesh đạt được chỉ số 985 người/km2 thì ở Úc chỉ là 2.6 người/km2, ít hơn tới gần 500 lần.
7. Giá điện ở Việt Nam vẫn còn rẻ chán, vị trí
quán quân trong giá bán lẻ điện phải là Úc cơ.
8. Lực lượng nguy hiểm và đông đảo nhất trong khu vực lãnh thổ bên trong của Úc chính là lũ lạc đà hoang dã. Bọn này vô kỷ luật và đầu gấu đến nỗi chính phủ Úc phải đưa ra một chương trình trị giá 19 triệu USD ( khoảng hơn 430 tỷ đồng) để đưa lũ động vật có bướu này vào khuôn khổ. Và cũng nhờ đám “tài nguyên” dồi dào này, Úc đã trở thành “bạn hàng thân thiết” của Ả Rập Saudi, liên tục xuất khẩu lạc đà lấy thịt cho ông lớn dầu mỏ.
9. Nước Úc sở hữu một dãy hàng rào dài nhất thế giới, tận 5.614 km chiều dài. Bức “tường thành” này được xây để ngăn không cho bọn chó hoang Dingo thâm nhập vào khu vực đất màu mỡ của người dân.
10. Trước khi có sự xuất hiện của con người, Úc đã từng là mái nhà cho các thể loại “dị thú”: chuột túi cao 3 mét, kỳ đà dài 7 mét và cả những con vịt to bằng ngựa.
11. Nếu mỗi ngày bạn định đi thăm thú một bãi biển mới tại Úc thì ước tính bạn sẽ dành hết cả 27 năm trời lang thang trên các bãi biển mà chẳng được tích sự gì trong đời. Nói thêm cho bạn biết, trước năm 1902 mà đi bơi biển vào ban ngày là bị phạt tù đấy.
12. Số lượng cừu mà Úc sở hữu thậm chí còn nhiều hơn gấp 3.3 lần số dân cư đang sinh sống tại quốc gia này.
13. Mối nguy hiểm tiềm tàng khi tới chơi biển ở Úc là loài sứa hộp. Loài động vật không xương loe ngoe này giết chết còn nhiều người hơn cả cá mặt quỷ, cá mập và cá sấu cộng lại.
14. Dân Úc nổi tiếng là “bợm nhậu” trên thế giới, mỗi người dân ở đây trung bình uống khoảng 96 lít bia mỗi năm. Đây cũng là một phần lý do mà 63% dân số Úc bị thừa cân.
15. Mặt khác, quốc gia này cũng được xếp hạng nhì trong bảng xếp hạng Chỉ số phát triển con người HDI.
16. Đến Úc, đừng có theo thói nhà mà đi dạo lung tung, ở đây đi bộ về phía bên tay phải là “ăn chưởng” ngay lập tức đấy, đừng đùa.
17. Suốt 3 năm trời, Melbourne luôn được gọi tên trong danh sách những thành phố đáng sống nhất thế giới. Kể cũng đúng, nổi tiếng với hương vị cà phê không chê đâu được, âm nhạc nghệ thuật phát triển, lại còn không gian thoáng mát, “view” đẹp như thế cơ mà.
18. Nếu tất cả những mái buồm trên nhà hát Sydney được ghép lại, kết quả đạt được sẽ là một hình cầu tuyệt đối không hở lỗ nào. Ít ai biết rằng tòa kiến trúc độc đáo này được truyền cảm hứng khi kiến trúc sư đang ăn… một quả cam.
19. Khoảng 1/5 những máy đánh bạc trên thế giới “hội tụ” tại Úc. Người dân nước này cũng được biết tới là những đại gia mát tay chi nhiều tiền cho việc cờ bạc nhất trên hành tinh.
20. Lời khuyên thật lòng cho ai sợ gián là đừng đến thành phố Brisbane vào dịp 26/01. Bởi đây được biết đến là ngày diễn ra cuộc thi “Đua gián toàn quốc Úc”. Sự kiện này được tổ chức lần đầu vào năm 1982 với cái tên “Soft Cocky”, các “thí sinh” gián sẽ được người tham gia mang tới thi, hoặc có thể mua ngay tại quầy trong khu vực. Nói chung là ở Việt Nam có chọi dế, thì bên này người ta đi đua gián.
21. Có một quán bar dành cho gay ở Melbourne đã “xuất sắc” thắng cuộc trong việc đưa ra chính sách cấm cửa phụ nữ vào quán, bởi các “mỹ nam” trong quán cảm thấy khó chịu với sự xuất hiện của cánh chị em.
22. Năm 1975, Úc trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị, dẫn đến việc đóng cửa chính phủ. Việc này chỉ kết thúc khi Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị phải ra mặt, chỉ thị sa thải tất cả đội ngũ chính khách, “làm lại từ đầu” với nước Úc.
23. Một cuộc tranh luận bầu cử trên truyền hình giữa nữ thủ tướng Julia Gillard và lãnh đạo Liên đảng tự do Tony Abbott năm 2010 ở nước này đã phải dời lịch phát sóng nhường sóng cho vòng chung kết cuộc thi Masterchef.
24. “Đặc sản” của Úc ngoài chuột túi còn có Koala- đối trọng của gấu trúc Trung Quốc, và chim Cầm Điểu, còn có tên gọi là Chim Đàn Lia. Loài chim này có khả năng hót tận 20 giọng.
 Nguồn: Tri Thức Trẻ

Theo Bộ di trú Úc : Hơn 50.000 visa đã được cấp trong năm 2015 cho diện phối ngẫu/hôn phu/hôn thê tại Úc

Mặc dù rất tốn kém nhưng thống kê cho thấy hàng năm người Úc vẫn tìm người phối ngẫu ở ngoại quốc, trong đó Việt Nam là địa điểm xếp hàng thứ tư.

Bộ Di trú cho biết hơn 50 ngàn visa đã được cấp trong năm 2015 cho diện phối ngẫu/hôn phu/hôn thê, đông nhất đến từ Trung Quốc.

Kế đến là Ấn Độ, Anh Quốc, Việt Nam, Phillipnes, Thái Lan, Hoa Kỳ, Afghanistan và Pakistan.

ket-hon-gia

Chính phủ đã tăng lệ phí nộp đơn cho loại visa này hiện nay là $6.865 đô la Úc, cao hơn nhiều so với các nước khác.

Lệ phí ở Anh Quốc chỉ bằng phân nửa, tương đương với $2.428 Úc kim, trong khi tại Mỹ chỉ có $1.477 Úc kim.

Nếu như người phối ngẫu của bạn có con cái, lệ phí cho mỗi đứa là $2.370 Úc kim.

Ngoài lệ phí nộp đơn, họ còn phải trả tiền kiểm tra sức khỏe ($300), kiểm tra hạnh kiểm ($50-150), vé máy bay, tiền luật sư ($3,000-5,000).

Thống kê của Bộ Di trú cho thấy khoảng 80% đơn xin visa phối ngẫu thành công.

Chuyên viên di trú Zeke Bentley từ công ty The Migration Place nói với SBS, lệ phí visa thường có khuynh hướng tăng mỗi năm, nhưng vô cùng nhanh đối với loại visa phối ngẫu.

“Nó ảnh hưởng đến quyền của công dân Úc muốn sống với người họ yêu, có vẻ như chính phủ lợi dụng quan hệ hôm nhân của người dân”, ông Bently nói.

Việc tăng lệ phí loại visa này được công bố từ tháng 12 năm 2014 dưới thời chính phủ Abbott, nhưng sau đó lại tiếp tục tăng nữa.

Cách đây 5 năm lệ phí này chỉ có $1.735 Úc kim.

Ông Bentley cho biết chính phủ cũng thay đổi thủ tục bảo lãnh hôn thê khó khăn hơn, với thời gian chờ đợi tối thiểu là một năm, và giới hạn visa bắt cầu.

“Điều đó khiến cho việc gặp nhau ở Úc trong thời gian chờ đợi là gần như không thể làm được.”

Khi chính phủ tăng gần 50% lệ phí visa phối ngẫu, họ cũng đồng thờ tăng 1% lệ phí loại visa kinh doanh.

Bộ Di trú cho biết lệ phí visa được sung vào công quỹ của chính phủ chứ không của riêng bộ này.

Viện Di dân Úc nghĩ rằng lệ phí visa nên được liên kết với các dịch vụ di trú để có thể làm tốt hơn.

Nguồn: SBS

Bất động sản Úc: Giá thuê nhà trung bình tại các thành phố lớn không đổi trong tháng 5

Theo báo cáo của CoreLogic, tại Australia, giá thuê nhà trung bình của các thành phố lớn không thay đổi trong tháng 5/2016 nhưng giá giảm ở nhiều khu vực ngoại trừ Hobart và Melbourne.

mua nha o uc

Cụ thể, tuy giá thuê nhà hàng tuần không thay đổi nhưng giá trung bình năm đã giảm 0,3% đưa về tỷ lệ trung bình tuần là 489 USD cho nhà ở và 469 USD cho căn hộ.

Sự yếu kém trong thị trường cho thuê sẽ vẫn tồn tại và giá thuê sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới, nhà nghiên cứu Cameron Kusher dự đoán.

Cũng theo báo cáo trên, trong 12 tháng tính đến tháng 5/2016, một số thành phố lớn đã tăng giá thuê. Chẳng hạn như, tại Sydney giá thuê tăng 0,9%, ở Hobart tăng 3,7%, tại Melbourne tăng 2,3% và ở Canberra tăng 0,1%.

Trong khi đó, giá thuê trung bình giảm ở Perth là 8,8%, Darwin giảm 16,9%, giảm 0,9% ở Brisbane và ở Adelaide giảm 0,9%.

Chuyên gia Cameron Kusher cho hay: “Kể từ khi chúng tôi bắt đầu theo dõi những thay đổi về giá thuê hàng năm thì số liệu tháng 5/2016 ghi nhận sự thay đổi hàng năm thấp nhất, cho thấy sự suy thoái của thị trường cho thuê khá nhanh trong năm qua”.

Hiện tại, tổng số lượng nhà ở cho thuê đang ở mức thấp kỷ lục tại Sydney, Canberra và Melbourne, trong khi số lượng căn hộ cho thuê đang ở mức thấp lịch sử ở Sydney.

(Theo Báo Xây dựng Online)

Giá nhà tại các thành phố lớn của Australia tăng trở lại

Theo số liệu nghiên cứu mới nhất của công ty CoreLogic, trong 4 tháng đầu năm 2016, giá nhà tại các thành phố lớn nhất Australia đã tăng thêm 3,3% so với cùng kì năm trước.

Sau một khoảng thời gian khá bình ổn, giá nhà tại các thành phố trọng điểm của Australia đã bắt đầu tăng trở lại. Theo chỉ số giá nhà mới nhất do hãng nghiên cứu CoreLogic công bố, giá nhà trong tháng 4 vừa qua đã tăng trung bình 1,7%.

Trên toàn lãnh thổ Australia, thị trường nhà đất ghi nhận nhiều xu hướng hỗn hợp. Tuy nhiên, theo ông Tim Lawless – Giám đốc nghiên cứu của CoreLogic, xu hướng tăng giá nhà đang lan rộng tại hầu hết các thành phố lớn.

bat dong san uc
Xu hướng tăng giá nhà đang lan rộng tại các thành phố lớn của Australia. Ảnh: laodong.com.vn

Ông Lawless cho biết: “Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng giá nhà hiện đang nhanh hơn so với thời điểm 3 tháng cuối năm 2015. Sau khi đạt đỉnh vào năm ngoái, giá nhà tại Sydney và Melbourne đã dần ổn định hơn. Nhưng gần đây, giá nhà có xu hướng tăng trở lại dù không quá nhanh như trước.”

Các dữ liệu cho thấy tỷ lệ tăng trưởng giá nhà hàng năm ở Sydney đạt đỉnh ở mức 18,4% vào tháng 7 năm ngoái rồi giảm dần về mức 8,9% hiện tại. Trong khi đó, Melbourne cũng giảm từ đỉnh cao14,2% xuống 10,1%, đồng thời là thành phố duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng hai con số so với năm ngoái.

So với thời điểm tháng 6/2012, giá nhà tại các thành phố lớn nhất Australia tăng trung bình 34,4%, dẫn đầu là Sydney (tăng 52,7%) và Melbourne (tăng 37.1%). Thành phố Brisbane nổi lên như một điểm sáng mới sau hai thị trường truyền thống kể trên.

Riêng tại hai thành phố Perth và Darwin, thị trường nhà đất ghi nhận xu hướng giảm giá nhà so với cùng kì năm ngoái, với mức giảm lần lượt là 2,1% và 3,7%.

Liên Hương
(Theo Nhịp sống thời đại)

Nước Úc gửi thông điệp tới Trung Quốc: Hãy tìm mua nhà ở nơi khác!

Giá trị của các vụ đầu tư nước ngoài mới đã được chính quyền chấp thuận đối với bất động sản (BĐS) Úc từ năm 2012 tới năm 2015. Theo đó, lượng đầu tư từ Trung Quốc tăng gấp đôi trong 2 năm liên tiếp.
Mới đây, người mua nhà từ Trung Quốc đã nhận được một thông điệp hết sức rõ ràng từ các ngân hàng Úc đó là: Hãy tìm mua nhà ở nơi khác!

Ngân hàng Citigroup tại Úc vừa đưa ra thông báo sẽ không chấp nhận các khoản vay tại Úc dựa trên các khoản thu nhập bằng đồng nhân dân tệ và 4 đồng tiền của các quốc gia châu Á khác. Trước đó, National Australia Bank, Commonwealth Bank of Australia và ANZ đều đưa ra quy định giới hạn các khoản vay BĐS đối với những cá nhân không cư trú tại địa phương.

Các ngân hàng tại Úc chịu áp lực từ chính quyền trong việc hỗ trợ người dân Úc mua nhà, trong bối cảnh giá nhà tăng lên từng ngày, do nhu cầu lớn từ những người nước ngoài, phần lớn tới từ Trung Quốc. Trong tháng 4/2016, Westpac Banking tuyên bố sẽ ngừng cho vay đối với khách hàng nước ngoài không cư trú chính thức tại Úc.

Thông báo của ngân hàng này cho hay, Westpac muốn hỗ trợ người dân Úc trong việc sở hữu ngôi nhà hoặc đầu tư BĐS tại quê hương mình.

mua nha o uc

bất động sản Úc
Người mua nhà từ Trung Quốc đã nhận được một thông điệp hết sức rõ ràng
từ các ngân hàng Úc đó là: Hãy tìm mua nhà ở nơi khác!
Theo thống kê, giao dịch nhà đất có yếu tố người nước ngoài chiếm 20,9% doanh số bán nhà tại Úc trong năm tài chính kết thúc vào tháng 5/2015, tức tăng 7,9% so với 12 tháng trước đó. Chính nguồn tiền lớn từ bên ngoài đã khiến giá nhà tại Úc tăng chóng mặt, cụ thể, giá nhà tại các thành phố lớn nhất tại đây tăng 50% kể từ cuối năm 2008.

Với cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 7 tới, Thủ tướng Malcolm Turnbull và Đảng Lao động đối lập đều vận động tranh cử bằng thông điệp: Giúp giá nhà trở nên thích hợp hơn với người dân Úc.

James Laurenceson, giáo sư kinh tế học, Phó giám đốc tại Viện Nghiên cứu quan hệ Australia – Trung Quốc, thuộc Đại học Công nghệ Sydney cho biết, cộng đồng hiện rất để tâm tới các khoản đầu tư vào thị trường BĐS Úc từ nước ngoài và các chính trị gia có thể nhận được nhiều sự ủng hộ hơn nếu chạm vào điểm này.

Không chỉ tại Úc, việc người nước ngoài, phần lớn tới từ Trung Quốc mua nhà tại New Zealand cũng đã đẩy giá BĐS tại đây tăng 34% kể từ tháng 4/2012, theo số liệu của Viện nghiên cứu BĐS New Zealand.

Theo Phil Twyford, nghị sĩ Quốc hội và là người phát ngôn của Đảng Lao động Úc, thị trường BĐS trong tình trạng quá nóng, tạo nên những nguy cơ rất lớn. Các nhà đầu cơ tìm cách đẩy giá BĐS ngay cả ở những vùng ngoại ô và nhu cầu lớn từ những cá nhân nước ngoài là lý do chính dẫn tới hiện tượng giá nhà tăng quá nhanh này.

Trong năm 2015, giới chức Úc đã mạnh tay siết chặt hoạt động tại thị trường BĐS nước này, nhất là với các hoạt động lách luật. Theo quy định thì người nước ngoài chỉ được mua nhà mới xây dựng, nhưng các công ty BĐS vẫn tìm cách để bán những căn nhà cũ. Với việc kiểm tra nghiêm ngặt, giới chức Úc đã buộc những người mua nhà cũ phải bán lại các BĐS này với giá trị hơn 76 triệu AUD (tương đương 55 triệu USD).

Ngoài ra, trong tháng 12 năm ngoái, Chính phủ Australia đưa ra quy định mới đối với mức phí dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, với thương vụ trị giá 1 triệu AUD, mức phí là 5.000 AUD và phải nộp thêm 10.000 AUD với mỗi 1 triệu AUD đầu tư tăng thêm. Riêng chính quyền bang Victoria sẽ đánh thuế sở hữu BĐS gấp đôi đối với người mua từ nước ngoài trong tháng 7/2016.

Trên toàn nước Úc, tiền phí đối với việc chuẩn bị các giấy tờ hợp lệ để bán nhà cho người nước ngoài sẽ tăng lên 7% theo quy định mới thay vì 3% như trước đây; đồng thời, số phí phải nộp đối với người sở hữu nhà nhưng không thường xuyên cư trú sẽ tăng từ 0,5% lên 1,5%.

Những quy định khắt khe này bước đầu đã có những tác động nhất định. Theo Antony Woodley, người phụ trách bán đấu giá tại Marshal White (Melbourne), mặc dù vẫn có nhiều khách hàng nước ngoài mua nhà, song số lượng người mua nhà trong vài tháng qua đã không còn tăng mạnh như giai đoạn trước.

Được biết, thị trường BĐS Úc có sức hút rất lớn đối với các cá nhân tới từ Trung Quốc. Han Fantong, một kế toán nhập cư từ Trung Quốc vừa mua một căn hộ 3 phòng ngủ tại Melbourn với giá 930.000 AUD tiết lộ, ở đây giá nhà vẫn rẻ hơn và có chất lượng tốt hơn, không khí trong sạch, yên tĩnh, không bị ô nhiễm như ở Bắc Kinh. Với mức giá đó, tôi sẽ chẳng bao giờ có thể mua được 1 căn nhà kiểu Mỹ, có vườn như thế này tại Bắc Kinh.

(Theo Đầu tư chứng khoán)

Di trú: Xin visa du lịch đến Úc vì sao người được người không?

Với một số lượng đơn xin visa theo diện du lịch khủng lồ như vậy, có nhiều trường hợp đầy đủ hoặc thừa điều kiện để tới Úc du lịch nhưng vẫn không được chấp thuận cấp thị thực (visa), vậy thì tại sao người thì được cấp còn có người thì lại không?

Hằng năm vào những dịp như lễ Giáng Sinh, có rất nhiều du khách muốn tận hưởng cái nóng khác thường của Úc trong khi không khí của mùa lễ này ở những nơi khác lại se lạnh thậm chí có tuyết nhiều. Theo thống kê gần đây của Bộ Di Trú cho thấy thời điểm xin Visa theo diện Du lịch nhiều nhất là từ tháng 9 đến tháng 12.

Hằng năm, có tới 200,000 đơn xin Visa du lịch tới Úc từ người dân của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sự phát triển kinh tế tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã khiến cho nhiều người chọn nước Úc đắt đỏ làm điểm đến du lịch chỉ đơn giản vì muốn tận mắt nhìn thấy những chú ‘chuột túi’ hình thù ra sao, muốn ăn trưa tại nhà hát Sydney hoặc để trải nghiệm cuộc sống gia đình tại đây.

Với một số lượng đơn xin visa theo diện du lịch khủng lồ như vậy, có nhiều trường hợp đầy đủ hoặc thừa điều kiện để tới Úc du lịch nhưng vẫn không được chấp thuận cấp thị thực (visa), vậy thì tại sao người thì được cấp còn có người thì lại không?

Xin visa du lịch đến Úc – Người được Người không?

1. Các loại Visa Du Lịch

Người ta hay nghĩ bình thường rằng du lịch thì đơn giản chỉ là… du lịch, nhưng thực tế visa du lịch còn được chia ra nhiều loại, ví dụ như du lịch phối hợp với việc khảo sát kinh doanh, du lịch vì muốn thăm người nhà đang du học, du lịch vì có thân nhân trực hệ tại Úc… Các bạn nên biết rằng các mục đích xin visa như vậy đều khác nhau.

Hai loại visa du lịch được áp dụng phổ biến nhất và thường xuyên được sử dụng cho người Việt Nam thuộc loại visa 600. Thứ nhất là Du Lịch (600.22) và thứ hai là Thăm Thân (600.23)

Du Lịch

Visa theo diện 600.22 này dành cho những đối tượng muốn tới Úc du lịch, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân và bạn. Visa này cũng cho phép đi học với khoá học dưới 3 tháng. Loại visa này thường yêu cầu thư mời từ phía Úc, ví dụ như trong trường hợp cha mẹ của du học sinh muốn tới Úc xem con mình học và ăn ở ra sao thì thư mời của trường học là điều không thể thiếu khi nộp đơn xin visa. Còn ví dụ trường hợp khác như người thân tại Úc đã định cư và muốn bảo lãnh cho cha/mẹ tới Úc theo diện 3 năm.

Thăm Thân

Visa theo diện 600.23 dành cho những đối tượng có thân nhân trực hệ đã định cư tại Úc và xin tới Úc thăm thân nhân. Hồ sơ theo diện này được nộp tại Úc và chính phủ có thể yêu cầu tiền thế chấp. Kinh nghiệm thông thường cho thấy số tiền thế chấp có thể lên tới $15,000.00. Hình thức này bắt buộc người thân tại Úc phải ký đơn cam kết và nếu đương đơn có vi phạm luật di trú thì người bảo lãnh sẽ bị trừng phạt, ví dụ như cấm bảo lãnh trong một thời gian nhất định, điều này cũng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người bảo lãnh.

Xin visa du lịch đến Úc – Người được Người không?

2. Các điều kiện ảnh hưởng đến việc xét duyệt Visa Du Lịch

Có những đương đơn đã rất nhiều lần xin visa tới Úc nhưng đều bị từ chối trong khi họ đã du lịch các nước khác như Mỹ, Canada, v.v… Độc giả alo Úc nên lưu ý Úc có hệ thống di trú độc lập và không ảnh hưởng bởi các quốc gia khác. Quý vị xin được visa tới Mỹ hoặc Canada để du lịch không có nghĩa quý vị có thể xin tới Úc một cách dễ dàng. Cũng như điều kiện xin visa Du Lịch đến các nước khác, các yếu tố ảnh hưởng đến việc được xét duyệt cấp thị thực bao gồm:

Mục đích của chuyến đi không rõ ràng

Khi xin visa du lịch hoặc thăm thân tại Úc, điều chính phủ đáng e ngại nhất là liệu đương đơn có phải thật sự tới Úc du lịch hay vì mục đích khác như tới Úc đi làm, tới Úc rồi trốn ở lại hoặc tới Úc vì mục đích tìm hôn thê để xin quốc tịch v.v… Đã từng có những trường hợp khi đương đơn đã được cấp visa du lịch, rồi lúc đến sân bay Úc, đương đơn bị phát hiện hành lý có đem theo  những giấy tờ tuỳ thân để tới Úc kết hôn với một người khác, hoặc còn có những người đem theo các dụng cụ dao kéo để tới Úc hành nghề cắt tóc chẳng hạn. Những trường hợp này sẽ bị huỷ visa ngay tại sân bay là điều dễ hiểu bởi mục đích du lịch của họ không còn tồn tại.

Chứng minh tài chính

Xin visa du lịch đến Úc – Người được Người không?

Điều thứ nhì mà chính phủ e ngại cấp visa du lịch vì khả năng tài chính của đương đơn. Điều quý vị cần chứng minh là làm sao đủ chi phí sinh hoạt sau khi tới Úc? Để tính một cách đơn giản, nếu muốn xin visa du lịch 1 tháng thì quý vị phải có đủ kinh tế để mua vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm du lịch, chi phí sinh hoạt và các khoản chi phí mua sắm khác nếu có. Nếu để tồn tại du lịch tại Úc thì tôi cho rằng số tiền cần chứng minh khoảng $10,000 là hợp lý. Số tiền này có thể chứng minh từ phía đương đơn hoặc người bảo lãnh. Quý vị lưu ý số tiền này nên có trong tài khoản ngân hàng một khoảng thời gian dài chứ không phải là chỉ cần bỏ số tiền $10,000.00 vào tài khoản để đối phó tại thời điểm nộp hồ sơ. Bộ Di Trú cũng thường từ chối các đơn xin visa vì số tiền chỉ mới bỏ vào tài khoản ngân hàng một thời gian ngắn, họ có lý do để nghi ngờ hành vi đó là không trung thực, chỉ nhằm để qua mặt việc xét duyệt hồ sơ.

Sự ràng buộc tại nước sở tại

Có mục đích qua Úc đúng đắn và có đủ tài chính để du lịch cũng chưa chắc chắn rằng quí vị sẽ được cấp visa, vì Bộ Di Trú còn phải xét duyệt xem liệu sau khi tới Úc du lịch, quý vị có trở về nước hay không? Điều này thường được chứng minh bởi các lý do ràng buộc để cho đương đơn phải quay về như công việc làm ổn định tại Việt Nam, sở hữu tài sản lớn như bất động sản và có gia đình ổn định tại Việt Nam như vợ/chồng và con cái. Những các yếu tố nêu trên sẽ khiến người du lịch phải quay trở về nước trước khi visa hết hạn.

Như vậy có thể thấy, không phải chỉ cần có một số tiền lớn để chứng minh khả năng tài chính là bạn có thể đến được cấp visa đến Úc, mà những điều kiện về thân thế, lý lịch, gia cảnh cũng sẽ là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn. Thông thường bộ Di Trú sẽ không trả lời cụ thể lí do mà họ từ chối đơn xin visa của bạn, nhưng chắc chắn họ đã tìm hiểu kỹ về các điều kiện của bạn và một trong số đó không đáp ứng đủ yêu cầu của Bộ Di Trú. Ví dụ như bạn có người thân (cha mẹ, vợ cũ, chồng cũ…) ở tại Úc và không có nhiều người thân hoặc điều kiện ràng buộc ở Việt Nam, họ có thể nghi ngờ bạn sẽ qua Úc và ở lại trái phép để sống cùng người thân bên kia. Mặc dù bạn không khai báo là có thân nhân ở nước ngoài nhưng bằng cách này hoặc cách khác họ vẫn có thể điều tra ra được, lúc đó hồ sơ của bạn mặc nhiên bị nghi ngờ là gian dối.

>> Như vậy, để xin Visa Du Lịch đến Úc bạn cần xem xét kĩ các yếu tố thân nhân, gia cảnh của mình, khai báo đầy đủ khi nộp hồ sơ, nếu cảm thấy không đầy đủ điều kiện để xin visa nhưng vẫn thực sự muốn đến Úc để du lịch thì bạn nên thông qua các công ty Du lịch đi theo tour để có sự bảo lãnh hợp pháp mặc dù chi phí chắc chắn sẽ cao hơn. Vì một khi bạn đã bị từ chối visa một lần thì khả năng tiếp tục xin lại mà không bổ sung hoặc giải trình được các điều kiện mới thì chắc chắn bạn cũng sẽ không được cấp visa nữa.

Thế Anh – Theo Baotinnhanh

Úc công bố danh sách những nghề được định cư mới năm 2016 – 2017

Bộ Di Trú Úc và Bảo vệ Biên giới (DIBP) vừa công bố Danh sách Tay nghề Định cư mới (Skilled Occupations List – SOL), sẽ có hiệu lực từ 1/7/2016.
A person circles real estate advertising in a newspaper in Brisbane, Monday, Jan. 6, 2014. (AAP Image/Dan Peled) NO ARCHIVING
A person circles real estate advertising in a newspaper in Brisbane, Monday, Jan. 6, 2014. (AAP Image/Dan Peled) NO ARCHIVING
Danh sách Tay nghề Định cư SOL sẽ được dùng để duyệt xét visa các subclass:

189 (Skilled Independent Visa)
489 (Skilled Regional Provisional Visa)
485 (Graduate Temporary Visa)
Bộ Di Trú cũng công bố danh sách Danh sách Tay nghề Định cư Úc Cần Bảo trợ (Consolidated Sponsored Occupations List – CSOL) trong dịp này, dành cho các hồ sơ xin visa subclass:

190 (Skilled Nominated Visa)
457 (Temporary Work Skilled Visa)
186 (Employer Nominated Scheme)
Những ngành nhiều du học sinh người Việt theo học vẫn nằm trong Danh sách Tay nghề Định cư SOL năm nay như:

Kế toán(Accountant, Management Accountant, Taxation Accountant)
Y tá(Nurse Practitioner, Registered Nurse)
Một số chuyên ngành IT Úc vẫn cần(ICT Business Analyst, Systems Analyst, Developer Programmer, Software Engineer, Computer Network & Systems Engineer, Telecommunications Engineer, Telecommunications Network Engineer…)
định cư úc

dinh-cu-uc
Những nhóm ngành mà Bộ giáo dục Úc hồi đầu năm cho rằng đã đủ người hoặc nhu cầu sẽ giảm như: Bác sĩ gia đình (General Practitioner), Bác sĩ Sản khoa và Phụ khoa (Obstetrician & Gynaecologist), Chuyên viên Nhãn khoa (Optometrist), Chuyên viên Vật lý trị liệu (Physiotherapist)… vẫn còn trong SOL 2016-17.

Trong khi Nha sĩ (Dentist), Giáo viên Tiểu học (Primary School Teacher), Dược sĩ (Hospital/ Industrial/ Retail Pharmacist), Chuyên gia dinh dưỡng về ăn kiêng (Dietitian), Chuyên viên làm web (Web developer)… đã rớt xuống, nằm trong danh sách Danh sách Tay nghề Định cư Cần Bảo trợ CSOL.

Danh sách Tay nghề Định cư SOL 2016-17 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2016.
—Theo alouc—